Sao chổi rộng 160km sắp lao qua Trái đất và đây là cách giúp bạn theo dõi hiện tượng kỳ thú này

Sao chổi C/2017 K2 lớn hơn thiên thạch xóa sổ khủng long đang lao về phía Trái đất và có thể quan sát bằng kính thiên văn nhỏ.


Sao chổi C/2017 K2 chụp vào năm 2017 bằng kính Hubble. (Ảnh: NASA)

Sao chổi C/2017 K2 được phát hiện vào năm 2017 bởi kính viễn vọng Pan-STARRS ở Hawaii và theo dõi bằng đài quan sát Hubble trong cùng năm. Sao chổi này lập kỷ lục vào thời điểm đó, trở thành sao chổi hoạt động ở xa nhất, cách Mặt trời 2,4 tỷ km, ngoài quỹ đạo của sao Thổ.

Khi đó, C/2017 K2 đã phát triển vệt đuôi rộng gần 129.000km trong lúc tới gần Mặt trời. Nói cách khác, đám mây bụi của sao chổi lớn gần bằng sao Mộc. 5 năm sau, ngôi sao chổi đã ở gần Trái đất hơn và sẽ bay qua hành tinh trong vài tuần tới. Nó sẽ tới điểm gần Trái đất nhất hôm 14/7, theo EarthSky. Dù vậy, C/2017 K2 vẫn sẽ bay xa Trái đất hơn sao Mộc và không thể quan sát bằng mắt thường. Sao chổi này sẽ tiếp tục bay về phía Mặt trời và tới điểm gần ngôi sao nhất trong tháng 12/2022.

Các nhà khoa học không biết chắc về độ lớn của C/2017 K2, nhiều khả năng nó có kích thước khổng lồ. Quan sát ban đầu xác nhận ngôi sao chổi rộng 160km, lớn hơn thiên thạch khiến khủng long tuyệt chủng. Vào ngày 14/7, nó sẽ nằm gần cụm sao cầu Messier 10.

Theo đó, chúng ta có thể xem trực tuyến đường đi của sao chổi này bằng cách theo dõi webcast trực tiếp của Dự án Kính viễn vọng Ảo, bắt đầu lúc 6:15 chiều (2215 GMT) vào ngày 14 tháng 7. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có thể xem trên Space.com, cũng thông qua sự hỗ trợ của Dự án.


C/2017 K2 (PanSTARRS) đã ở trong chòm sao Draco từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 8 năm 2020. Tính đến tháng 6 năm 2022, độ không chắc chắn 3-sigma trong khoảng cách hiện tại của sao chổi từ mặt trời là± 5000 km.

Những quan sát ban đầu cho thấy sao chổi có một hạt nhân lớn và một khối mây khí khổng lồ. Theo những quan sát và dữ liệu từ Kính viễn vọng Canada – Pháp – Hawaii (CFHT), hạt nhân của K2 có thể rộng từ 30 đến 160 km, tuy nhiên dữ liệu từ Kính viễn vọng Không gian Hubble lại cho thấy phần nhân của sao chổi "khổng lồ" này chỉ là 18 km.

Do đó, khi sao chổi này tiếp cận gần nhất với Trái Đất, nó sẽ mang lại cơ hội tốt cho các đài quan sát chuyên nghiệp đo lường xem hạt nhân thực sự lớn đến mức nào.

Khi sao chổi tiếp tục tiến về phía bên trong hệ mặt trời, nó cũng ngày càng sáng hơn. Trong lần tiếp cận gần nhất vào ngày 14/7, sao chổi dự kiến sẽ sáng hơn hiện tại rất nhiều, tuy nhiên điều đáng tiếc là nó vẫn quá mờ đối với mắt thường của con người, nên rất khó để có thể theo dõi trực tiếp bằng mắt thường. K2 sẽ ở trong tầm nhìn của kính thiên văn trong suốt mùa hè trước khi khởi hành để tiến gần nhất đến Mặt trời, sẽ xảy ra vào ngày 19 tháng 12.

Trong 5 năm qua, K2 đã liên tục di chuyển về phía Trái Đất. Sao chổi này được tạo thành từ phần lớn là khí đông lạnh, đá và bụi, do đó nó sẽ hoạt động mạnh hơn khi đến gần mặt trời; hơi ấm của mặt trời làm nóng sao chổi rất nhanh, khiến băng rắn của nó chuyển trực tiếp thành khí và tạo thành những đám mây bao quanh sao chổi.

Điều thú vị là K2 đã hoạt động khi nó được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2017 giữa quỹ đạo của Sao Thổ và Sao Thiên Vương, cách mặt trời khoảng 2,4 tỷ km - xa hơn khoảng 16 lần so với khoảng cách từ Trái Đất đến mặt trời.

Về cơ bản, sao chổi là những khối cầu đá, bụi và khí đóng băng quay quanh Mặt trời. Bất cứ khi nào tới gần Mặt trời, chúng sẽ ấm lên, phun bụi và khí vào không gian. Đám mây bụi và khí này tạo ra vệt đuôi đặc trưng cho sao chổi. Sao chổi tương đối hiếm so với tiểu hành tinh và thiên thạch. Theo NASA số lượng sao chổi đã biết hiện nay là 3.743. Chỉ có rất ít sao chổi có thể quan sát bằng mắt thường như sao chổi Hale-Bopp và Hyakutake.

Cập nhật: 04/07/2022 VnExpress/Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video