Sao Hỏa thủng 4 lỗ, vô tình mở lối vượt thời gian vào Trái đất cổ đại

Bốn miệng hố va chạm được tạo ra gần đây trên sao Hỏa đã vô tình mở đường cho một loạt hướng nghiên cứu về rủi ro thiên thạch va chạm lẫn sự hình thành của chính Trái Đất.

Theo SciTech Daily, những miệng hố va chạm này cung cấp manh mối hấp dẫn về sự hình thành và tiến hóa của các lớp bên trong và bầu khí quyển của sao Hỏa.

Bốn miệng hố va chạm đã được phát hiện bởi nhóm khoa học gia quốc tế đang tham gia sứ mệnh InSight của NASA, một tàu đổ bộ đang làm việc trên sao Hỏa. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học nắm bắt được động lực của một vụ va chạm trên hành tinh đỏ.


Sao Hỏa - (Ảnh: NASA)

"Thiên thạch và các vật thể bay khác trong không gian có thể thay đổi bầu khí quyển và bề mặt của bất kỳ hành tinh nào thông qua tác động" - Phó Giáo sư Địa chất Nicholas Schmerr của Đại học Maryland, thành viên nhóm InSight, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết.

Ông nói thêm: "Chúng tôi đã thấy điều này trên Trái đất, nơi những vật thể này có thể lao xuyên qua bầu khí quyển, chạm đất và để lại một miệng hố va chạm. Nhưng trước đó, chúng tôi chưa bao giờ có thể nắm bắt được động lực của một tác động lên sao Hỏa, nơi có bầu khí quyển mỏng hơn nhiều".

Khi các viên đạn không gian xuyên qua bầu khí quyển của hành tinh và chạm đất, chúng tạo ra âm thanh. Phó Giáo sư Schmerr và các đồng nghiệp đã sử dụng các sóng này, được đo bằng thiết bị SEIS trên InSight, để xác định vị trí gần đúng của va chạm và các yếu tố vật lý liên quan đến chuyển động.

Điều này có thể mở đường cho một phương pháp giúp các nhà nghiên cứu đo tần suất các tác động mới xảy ra trong khu vực phía trong của Hệ Mặt trời, nơi cả sao Hỏa và Trái đất cư trú - một quan sát cần thiết để hiểu được quần thể của các vật thể gần Trái đất như tiểu hành tinh hoặc mảnh đá có thể gây nguy hiểm đến địa cầu như thế nào.

Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh để xác định vị trí chính xác của các tác động này làm cho sóng địa chấn và âm thanh liên quan trở thành báu vật vô giá đối với việc nghiên cứu bầu khí quyển và "nội thất" sao Hỏa.

Với sự hiểu biết tốt hơn về các vị trí xảy ra động đất, các nhà khoa học sẽ có thể thu thập các thông tin như kích thước và độ rắn chắc của lõi hoặc quá trình đốt nóng của nó. Những phát hiện cuối cùng mang lại cho các nhà nghiên cứu một bước nữa để hiểu sự hình thành và tiến hóa của hành tinh này và các hành tinh đá khác quanh nó.

Phó Giáo sư Schmerr khẳng định: "Việc nghiên cứu cách thức các tác động lên sao Hỏa giống như mở ra một cánh cửa nhìn vào các quá trình cơ bản về cách các hành tinh đá hình thành, bao gồm cả Trái đất".

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience.

Cập nhật: 14/12/2022 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video