Sau 3 triệu năm, cuối cùng loài vượn hiện đại đã thông minh hơn tổ tiên con người trong quá khứ

Một nghiên cứu mới của Đại học Adelaide, Australia bây giờ đã xác nhận: Những động vật linh trưởng họ người (hay còn gọi là vượn người bao gồm tinh tinh, khỉ đột và đười ươi...) hiện đại đã thông minh hơn vượn người Australopithecus - tổ tiên hơn 3 triệu năm trước của chúng ta.

Lấy đại diện của Australopithecus là Lucy, một con vượn người sống ở 3,2 triệu năm trước có hóa thạch được tìm thấy vào năm 2007, và Koko, một con khỉ đột được nuôi ở Mỹ và mới qua đời vào năm ngoái: Các nhà khoa học khẳng định Koko đã thông minh hơn Lucy.

Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của Viện nghiên cứu tiến hóa của Đại học Witwatersrand và được công bố trong Kỷ yếu của Hiệp hội Hoàng gia B. Nó đã thách thức ý tưởng từ lâu cho rằng bởi vì bộ não của Australopithecus lớn hơn nhiều so với các loài vượn người hiện đại, tổ tiên của chúng ta trong quá khứ phải thông minh hơn các loài linh trưởng đang sống cùng thời đại với chúng ta.


Lucy - vượn người Australopithecus - tổ tiên hơn 3 triệu năm trước của chúng ta.

Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã tiến hành đo tốc độ và lưu lượng máu đến các tiểu phần nhận thức khác trong trong não của các loài linh trưởng họ vượn người. Các tính toán này dựa trên ước lượng đường kính lỗ hổng trên hộp sọ nơi mà động mạch cung cấp máu đi qua.

Kỹ thuật đã được hiệu chuẩn ở người và các động vật có vú khác, bây giờ được áp dụng trên 96 hộp sọ vượn người và 11 hộp sọ hóa thạch của Chi Vượn người phương nam Australopithecus thời tiền sử.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Roger Seymour đến từ Trường Khoa học Sinh học của Đại học Adelaide cho biết: Nghiên cứu tiết lộ cho chúng ta thấy lưu lượng máu đến các tiểu phần não bộ đảm nhiệm chức năng nhận thức của những loài vượn người hiện đại bây giờ đã lớn hơn so với vượn người tiền sử Australopithecus.

"Đây là một kết quả rất bất ngờ đối với các nhà nhân chủng học, bởi họ thường cho rằng trí thông minh có liên quan trực tiếp đến kích thước của bộ não", Giáo sư Seymour nói.

"Lúc đầu, kích thước não có vẻ [là một thang đo trí tuệ] hợp lý bởi vì nó là thước đo cho số lượng tế bào não, được gọi là tế bào thần kinh. Tuy nhiên, quan điểm thứ hai cho rằng nhận thức không chỉ dựa vào số lượng tế bào thần kinh, mà còn dựa vào số lượng kết nối giữa chúng, được gọi là các khớp thần kinh. Những kết nối này chi phối luồng thông tin trong não và các khớp thần kinh hoạt động mạnh mẽ hơn dẫn đến kết quả xử lý thông tin tốt hơn".

Bộ não con người sử dụng tới 70% năng lượng của nó cho hoạt động của các khớp thần kinh. Và để có được năng lượng này, nó cần được cung cấp đầy đủ máu và oxy. Mặc dù bộ não của chúng ta chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể, nhưng nó sử dụng tới 15-20% năng lượng của chúng ta và cần khoảng 15% máu từ tim.

Giáo sư Seymour cho biết những con vượn người hiện nay đã rất thông minh. Một ví dụ điển hình trong số chúng là con khỉ đột cái có tên là Koko, nó có thể học được 1.000 ký hiệu giao tiếp như người khiếm thính, biểu thị khả năng nghe hiểu 2.000 từ tiếng Anh.

Một con tinh tinh có tên Washoe cũng đã học được khoảng 350 ký hiệu, và Kanzi, một con tinh tinh lùn có thể giao tiếp tiếng Anh bằng phím bấm.

Vậy làm thế nào mà trí thông minh của loài vượn người hiện đại lại vượt trội hơn hẳn so với người họ hàng của chúng vào 3 triệu năm trước, chẳng hạn như loài Vượn người phương nam Australopithecus của Lucy?

Trên thực tế, đó có thể chỉ là một sự thật của quá trình tiến hóa. Trước đây, chúng ta tin rằng kích thước hộp sọ quyết định trí tuệ của động vật, cụ thể ở đây là những loài linh trưởng trong họ vượn người và họ người.

Lucy vì có hộp sọ lớn hơn nên được cho là thông minh hơn các loài vượn người sống trong thời đại của chúng ta.

"Mọi người thường nghĩ bộ não của con người ngày nay chỉ lớn hơn và giống như một bộ não linh trưởng được phóng to về mặt kích thước và số lượng tế bào thần kinh. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy tốc độ dòng máu não của tổ tiên con người thấp hơn nhiều so với các loài vượn người hiện đại, những linh trưởng [thuộc liên chi người] không phải con người”.

"Dựa trên kết quả của nghiên cứu mới, ước tính lưu lượng máu đến bán cầu não của Koko bây giờ đã gấp đôi so với Lucy ngày trước. Bởi vì tốc độ dòng máu có thể là thước đo khả năng xử lý thông tin tốt hơn so với kích thước não, Koko dường như thông minh hơn".

Cập nhật: 21/11/2019 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video