Phục dựng thành công gương mặt pharaoh Akhenaten của Ai Cập cổ đại

Quá trình phục dựng kỹ thuật số hé lộ gương mặt của pharaoh cổ đại có thể là cha ruột của vua Tutankhamun với nhiều đường nét vương giả và vẻ trầm tĩnh.

Dù đây là bản phục dựng chính xác nhất của một người đàn ông từ trước tới nay, các nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều câu hỏi chưa thể giải đáp về danh tính người này. Xác ướp của người đàn ông được tìm thấy vào năm 1907 trong hầm mộ KV 55 tại Thung lũng của các vị vua ở Ai Cập, chỉ cách mộ vua Tutankhamun vài mét. Hơn một thế kỷ sau phát hiện, phân tích di truyền cho thấy bộ xương bên trong thuộc về cha đẻ của vua Tutankhamun.

Các manh mối khác trong mộ hé lộ người đàn ông đó chính là pharaoh Akhenaten, trị vì từ năm 1353 tới 1335 trước Công nguyên. Ông là vị vua đầu tiên đưa thần giáo vào Ai Cập. Nhiều cư dân mạng không khỏi trầm trồ trước nhan sắc thuộc hàng "mĩ nam" của vị vua sống ở thời đại ngàn năm trước. Khuôn mặt giống như của một thanh niên 20 tuổi với những đường nét hài hòa và sống mũi cao.

Tuy nhiên, một số chuyên gia phủ nhận kết luận trên và cho rằng danh tính đích thực của người trong mộ chưa chắc chắn.


Gương mặt phục dựng của pharaoh Akhenaten. (Ảnh: FAPAB).

Quá trình phục dựng kéo dài vài tháng được thực hiện bởi nhóm nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu nhân chủng học, cổ bệnh học, cổ sinh học (FAPAB) ở Sicily. Họ hợp tác với Cicero Moraes, họa sĩ pháp y 3D đến từ Brazil nổi tiếng với các công trình phục dựng gương mặt từ quá khứ xa xưa. Khác với những dự án phục dựng gương mặt trước đây ở hầm mộ KV 55, mô hình mới lược bỏ tóc, đồ trang sức và nhiều vật dụng khác để tập trung vào đặc điểm trên khuôn mặt của cá nhân.

Nhóm nghiên cứu sử dụng quá trình phục dựng gọi là phương pháp Manchester để tái hiện gương mặt người nằm trong khu mộ KV 55, theo Francesco Galassi, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc trung tâm nghiên cứu FAPAB, phó giáo sư khảo cổ ở Đại học Flinders tại Australia. Trong quá trình này, các chuyên gia lập hình mẫu cơ mặt và dây chằng ở mô hình hộp sọ theo quy tắc giải phẫu. Lớp da được đặt lên trên cùng và độ dày mô là giá trị trung bình xác định qua thuật toán khoa học. Trong lúc tạo hình ảnh phục dựng, nhóm nghiên cứu tham khảo lượng lớn dữ liệu về KV 55, bao gồm ghi chép từ các kiểm tra hộp sọ trước đây, kết quả đo chi tiết, ảnh chụp và quét tia X bộ xương, Galassi cho biết.

Akhenaten lên ngôi với tên gọi Amenhotep IV. Triều đại của ông đặc biệt được chú ý bởi việc từ bỏ tín ngưỡng đa thần giáo của Ai cập và chuyển sang tín ngưỡng thờ cúng một vị thần duy nhất - thần Mặt Trời Aten, gọi là nhất thần giáo.Các nhà khảo cổ nhận thấy hầm mộ KV 55 không có đồ trang trí, chứa gạch khắc nhiều chú thuật mang tên Akhenaten. Một quan tài và các bình canopic chứa nội tạng đã ướp của một người phụ nữ tên Kiya, thiếp của Akhenaten.

Khu mộ KV 55 chứa xác ướp, nhưng sau khi những người khai quật chạm vào, xác ướp chỉ còn sót lại bộ xương. Dựa theo đồ vật trong mộ và giới tính của bộ xương, một số nhà khảo cổ kết luận đó là hài cốt Akhenaten.

Akhenaten đã được ướp xác, nhưng phần thịt không được bảo quản nguyên vẹn, chỉ còn lại bộ xương.Dựa trên các đồ vật trong ngôi mộ và giới tính của bộ xương, một số nhà khảo cổ học kết luận rằng đó chính là vua Akhenaten.Tuy nhiên, phân tích răng và xương cho thấy người này chết ở độ tuổi rất trẻ. Ông chết vào khoảng 26 tuổi trong khi sử sách ghi chép Akhenaten trị vì 17 năm và có một con gái vào năm đầu lên ngôi.

Một số nhà khảo cổ có xu hướng cho rằng ông ấy bắt đầu trị vì khi còn là một thanh niên chứ không phải một đứa trẻ. Các chuyên gia khác nêu giả thuyết KV 55 có thể là mộ của Smenkhkare, em trai của Akhenaten, nhưng hầu như không có bằng chứng về sự tồn tại của người này. Phân tích di truyền cho thấy người nằm trong hầm mộ KV 55 là con trai của Amenhotep III và cha ruột của Akhenaten. Tuy nhiên, kết luận này vẫn gây tranh cãi bởi dữ liệu di truyền của xác ướp có thể rất phức tạp do kết hôn cận huyết rất phổ biến trong các vương triều Ai Cập cổ đại.

Đại diện FAPAB cho biết một báo cáo chi tiết hơn về việc tái tạo dung mạo KV55 sẽ được công bố trong năm nay.

Cập nhật: 29/07/2021 Theo VnExpress/Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video