Sâu phát sáng

Tiến sĩ David Merritt thuộc Đại học Queensland (Australia) phát hiện nhịp sinh học hàng ngày chính là yếu tố tạo nên hành vi bật và tắt “ánh đèn” ở loài sâu phát sáng, chỉ sinh sống ở Australia và New Zealand.

Ở loài sâu này, những tế bào đặc biệt nằm sau đuôi chính là bộ phận tạo ra ánh sáng thu hút con mồi, trong khi những sợi tơ chứa loại chất nhầy giống như keo lại là chiếc bẫy để chúng săn mồi.

Theo dõi sâu phát sáng sống trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt qua băng ghi hình, Tiến sĩ Merritt nhận thấy loài côn trùng này chỉ “bật đèn” vào ban đêm và “tắt đèn” khi rạng sáng.

Vậy, nhịp sinh học của những con sâu phát sáng sống trong hang động và không bao giờ nhìn thấy ánh sáng thì thế nào? Ông Merritt cho biết loài sâu sống trong hang động có chu kỳ bật-tắt ánh sáng trái ngược với đồng loại sống ở rừng, nghĩa là chúng phát sáng vào ban ngày và tắt ánh sáng khi màn đêm bao trùm hang động.

Từ phát hiện trên, nhà nghiên cứu này cho rằng sâu phát sáng ở rừng và sâu phát sáng trong hang động là hai loài khác nhau.

Theo Báo điện tử Cần Thơ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video