Cây tuế cô đơn nhất thế giới

Tình yêu là gốc rễ của việc duy trì nòi giống của tất cả mọi loài trên thế giới. Ai cũng sẽ tìm thấy cho mình một nửa của riêng mình, nếu họ khát khao yêu và được yêu. Nhưng bạn biết đấy, đôi khi, không phải cứ có khao khát là sẽ có được thứ mình muốn...

Cây tuế có tên khoa học Encephalartos woodii (hay Vạn tuế Encephalartos woodii) này là loài thực vật cổ đại, từng phát triển với số lượng đông đảo nhất trên Trái đất. Những cánh rừng tuế từng bao phủ địa cầu, cung cấp thức ăn và bóng râm cho khủng long. Dù trông giống cây cọ hoặc cây dương xỉ lớn, cây tuế chỉ là họ hàng xa của chúng.


Những chuyên gia chăm sóc cây tại vườn bách thảo Hoàng gia trong ngày đón nhận cây Tuế cô đơn.

Không chỉ trải qua 5 cuộc đại tuyệt chủng, cây tuế còn phải cạnh tranh với những họ cây hiện đại. Mẫu vật cây tuế E. woodii tìm thấy năm 1895 là chứng tích duy nhất còn sót lại của loài cây này.

Vấn đề chính khiến E. woodii gần tuyệt chủng là do nó thuộc nhóm thực vật khác gốc và cần cây khác giới để sinh sản. Nhiều loài gồm cả phần đực và cái trên cùng một thân, nhưng E. woodii thì khác. Mẫu vật năm 1895 là cây đực. Dù các nhà khoa học và thám hiểm nỗ lực hết sức, họ không thể tìm thấy cây cái tương ứng.

Nhà thực vật học John Medley Wood đã bị "hớp hồn" bởi loài cây thú vị này, khi thấy nó đứng sừng sững trên một sườn dốc ở Zululand, miền nam châu Phi. Bị hấp dẫn bởi loài cây quý hiếm, Tiến sĩ Wood - người kiếm sống bằng nghề thu thập thực vật quý hiếm - đã lấy đi một số mẫu thân cây và gửi về London để nghiên cứu.

Sau khi được chuyển tới vườn Bách thảo Hoàng gia Kew, chiếc cây này vẫn "đơn côi sớm tối", chờ đợi "người trong mộng" trong hơn một thế kỷ. Mặc dù rất nỗ lực để tìm một người bạn đời, nhưng loài cây này vẫn không thể nhân giống. Vì lý do này, nhiều người coi nó là cây cô đơn nhất thế giới.

Loài cây Encephalartos Woodii đã từng là bá chủ thế giới hàng triệu năm trước, ngày nay, chỉ còn duy nhất một cây đực tại vườn Bách thảo Hoàng gia Kew. Được biết, "chàng" cây của chúng ta cũng đang rất "mót" được yêu. Nó thậm chí còn báo hiệu sự khao khát bằng cách tỏa nhiệt hoặc tạo ra mùi để thu hút côn trùng thụ phấn. Thế nhưng, thiên nhiên vốn dĩ tàn bạo...


Cây tuế cô đơn trong vườn bách thảo Hoàng gia (Anh Quốc).

Dù loài cây không thể sinh sản nếu không có cá thể ghép đôi, nó vẫn có khả năng nhân bản. Một số mẫu nhân bản từ cây E. woodii gốc đang phát triển xanh tốt ở các vườn thực vật trên khắp thế giới. Chúng có những quả hình nón lớn rực rỡ và mang đầy phấn hoa, nhưng không cho hạt giống.

Các nhà nghiên cứu đã lục tung các khu rừng ở châu Phi từ bấy lâu nay để tìm kiếm một cây Encephalartos cái, nhưng cho đến nay, những nỗ lực của họ đã không thành công. Cây đực kia vẫn ngồi đó, chờ đợi một tình yêu không bao giờ tới....

"Rõ ràng đây là loài thực vật cô độc nhất thế giới. Nó già đi một mình và phải chịu số phận không có cây con. Không ai biết nó sẽ còn sống bao lâu nữa", nhà sinh vật học Richard Fortey cho biết.

"Giá đắt cắt cổ"

Cần phải nhắc lại, Tuế là một trong những nhóm thực vật lâu đời nhất và có nguy cơ tuyệt chủng nhất trên Trái đất.

Chính điều này làm tăng vị thế của chúng đối với các nhà sưu tập quy mô toàn thế giới, khiến chúng trở nên rất có giá trị và được săn đón trong hoạt động buôn bán cây tuế bất hợp pháp - một ngành công nghiệp toàn cầu trị giá hàng triệu bảng Anh.

Vì dáng đứng uy nghi, sức sống mãnh liệt, tuổi thọ cao nên họ Tuế nói chung đã trở thành biểu tượng của sự quý hiếm, trường thọ, vượng khí của thực vật trên Trái đất. Và cũng chính vẻ ngoài nổi bật và nguồn gốc trăm triệu năm mà Tuế trở thành loài cây được giới đại gia, nghệ nhân làm vườn săn đón trên toàn cầu.


Nón của loài Tuế. (Ảnh: Vườn bách thảo Hoàng gia KEW (Anh)).

Dữ liệu của Vườn bách thảo Hoàng gia KEW (Anh) cho biết, trong hoạt động buôn bán cây tuế bất hợp pháp, một số mẫu vật Tuế quý hiếm riêng lẻ được bán với giá từ hàng trăm nghìn USD đến hàng triệu USD mỗi cây. Đây là một số tiền rất lớn so với các mặt hàng động vật bị buôn bán trái phép như sừng tê giác đen, có giá hơn 90.000 USD.

The Conversation (Website thu thập các bài nghiên cứu của học giả mọi lĩnh vực trên thế giới) cho biết, những cây Tuế thuộc dạng quý hiếm còn có giá "cắt cổ" từ 620USD cho mỗi một cm độ dài của cây.

Trong số tất cả các loài Tuế quý hiếm, vạn tuế Encephalartos woodii gốc chính là loài có giá trị nhất. Chính vì thế, nhiều người ngầm hiểu rằng nó chính là "Vua của loài Tuế" còn sống trên Trái đất. Vì là cá thể gốc duy nhất trên Trái đất, vạn tuế Encephalartos woodii ở Ngoye được ví von rằng đại gia có "núi tiền" cũng không thể mua nổi.

Cập nhật: 11/11/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video