"Sinh vật ngoài hành tinh" vừa xuất hiện ở đảo Phú Quý là con gì?

Liên quan đến sinh vật gây xôn xao, được cho là có khả năng cảnh báo sóng thần vừa xuất hiện ở đảo Phú Quý, lãnh đạo huyện Phú Quý (Bình Thuận) cho biết, loài này thực chất là mực ông bà (bạch tuộc chăn - PV). Với ngư dân Phú Quý, loài mực này rất quen thuộc vì họ thường xuyên gặp, nhưng ngư dân vùng khác sẽ thấy kỳ lạ vì hình thù kỳ quái của nó.

Vào mùa gió nam, mực ông bà trôi dạt vào bờ biển Phú Quý rất nhiều. Một số người trên đảo truyền tai lời đồn về việc nấu loài này không chín, nhưng chưa ai từng thử vì cho rằng chúng rất tâm linh.

Theo chuyên gia, mực ông bà thực chất là bạch tuộc chăn, sinh sống ở các vùng nước sâu như biển Bình Thuận. Loài này có tên khoa học: Tremoctopus, một chi bạch tuộc trong họ Tremoctopodidae.

Cấu tạo cơ thể của loài rất đặc biệt, giới khoa học gọi chúng làloài động vật ngoài hành tinh khi có tới 3 trái tim và có mỏ giống như mỏ con vẹt. Bên cạnh đó, loài có khả năng thay đổi màu sắc và kết cấu da nhanh chóng.


 Bạch tuộc chăn xuất hiện ở đảo Phú Quý do ngư dân ghi nhận được.

Ngoài ra, sinh vật mới xuất hiện ở Phú Quý là điển hình về sự chênh lệch kích thước giới tính, khi trưởng thành con cái có thể dài tới 2m và nặng 10kg, trong khi con đực chỉ vỏn vẹn 2,5cm.

Ngoài kích thước lớn hơn gấp nhiều lần so với con đực, bạch tuộc chăn cái còn có thêm 2 chiếc tua dài hơn, bên trong có gắn màng. Bình thường, chúng sẽ không đưa tấm màng ra vì nó gây khó khăn trong việc di chuyển. Tuy nhiên, khi cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ buông "vũ khí" ra để làm tăng kích thước cơ thể nhằm đe dạo kẻ thù.

Lúc đó, trông chúng không khác gì những chiếc chăn khổng lồ.

Bạch tuộc chăn khá nguy hiểm vì nước bọt của nó chứa độc. Bên cạnh đó, loài cũng có khả năng miễn dịch với nọc độc sứa. Đặc biệt, thời gian sống của loài không hề kéo dài, con đực sẽ chết ngay sau khi giao phối.

Sau khi giao phối, con đực con cái sẽ “đường ai nấy đi” và con đực gần như sẽ chết.


Khi cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ xòe màng để tự vệ và đo độ lớn với đối thủ. (Ảnh: Imgur). 

Bạch tuộc cái sau khi nhận lại phần xúc tua từ con đực sẽ cất nó trong một khoang thụ tinh riêng trong cơ thể. Khi những con non sẵn sàng, bạch tuộc mẹ sẽ phun hết ra ngoài nước biển. Mỗi lần mang thai con cái có thể đẻ đến 10.000 trứng nhưng số bạch tuộc con sống sót sau đó là không nhiều.

Được biết, năm 2003, là thời điểm con bạch tuộc chăn giống đực đầu tiên được phát hiện ở Rạn san hô Great Barrier.

Hiện số lượng bạch tuộc chăn được tìm thấy rất ít. Chúng phân bố nhiều nhất ở các vùng biển phía bắc, phía đông và tây nam của Australia, nhưng cũng được phát hiện rải rác ở nhiều nơi khác trên thế giới. Đặc biệt, chúng ưa sống ở những vùng nước ấm như Thái Bình Dương.

Cập nhật: 07/10/2019 Theo VTC News
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video