Sốc phản vệ do ăn trứng kiến: Những điều cần biết để bảo vệ sức khoẻ

Lưu ý khi ăn trứng kiến để không bị sốc phản vệ

Trứng kiến là một thứ đặc sản được ví như "lộc trời", được cho rằng có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Tuy nhiên, ăn trứng kiến có thể gây dị ứng, nguy hiểm hơn là sốc phản vệ.

Tìm hiểu về "đặc sản" trứng kiến

Trứng kiến là món ăn "đặc sản" của vùng núi đông bắc, mùa lấy trứng kiến chỉ rơi vào khoảng đầu và cuối tháng 3 âm lịch. Trứng kiến được chế biến thành rất nhiều món ăn độc lạ như: trứng kiến rang, chả trứng kiến, xôi trứng kiến, bánh trứng kiến, … Tuy nhiên, không phải loại trứng kiến nào cũng có thể ăn được, loại trứng kiến được sử dụng ở đây là kiến gai đen.

Theo một nghiên cứu vào năm 2007 của các nhà khoa học Việt Nam cùng Viện Khoa học – Công nghệ sinh học Đức cho thấy, trứng kiến gai đen chứa đến 42 đến 67% protein, hơn 30 loại axit amin và 31 nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, trứng kiến gai đen còn chứa nhiều loại vitamin như A, D, B1, E, B12,... nên rất tốt cho sức khoẻ.

Ngoài ra, người ta còn cho rằng trứng kiến gai đen có nhiều lợi ích đối với nam giới như cải thiện sinh lý, tăng cường thể lực và giúp trí óc minh mẫn, ... Tuy nhiên, chưa đủ bằng chứng chứng minh những lợi ích này của trứng kiến đối với sức khoẻ.


Trứng kiến có chứa nhiều protein và cũng có những lợi ích nhất định đối với sức khoẻ. (Ảnh: Internet).

Ăn trứng kiến có nguy hiểm không?

Được đánh giá là món ăn giàu dưỡng chất và có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, nhưng ăn trứng kiến lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như:

Dị ứng, sốc phản vệ: Trong trứng kiến gai đen có những thành phần protein lạ như arginin, prolin, histidin, … Điều này có thể khiến những người có cơ địa dị ứng gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là sốc phản vệ.

Nếu thuộc trường hợp bị dị ứng, sau khi ăn trứng kiến cơ thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mề đay, buồn nôn, tiêu chảy, ... nặng hơn thì người bệnh có thể cảm thấy khó thở, đánh trống ngực, chóng mặt.

Các dấu hiệu quá mẫn có thể dẫn tới hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nổi mề đay, phù mạch, thở khò khè, thở rít, tím tái và ngất. Sốc có thể tiến triển trong vòng vài phút, và bệnh nhân có thể co giật, không đáp ứng, và tử vong.

Dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại: Kiến là loài côn trùng sống ở nhiều môi trường khác nhau, chẳng hạn như ở nơi ẩm thấp, rừng núi, ... do đó, kiến và trứng kiến có thể chứa rất nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn có hại.

Khi ăn loại trứng kiến này, vô tình chúng ta tự đưa vào cơ thể mình nguồn vi khuẩn, ký sinh trùng có hại.


Ăn trứng kiến có thể gây dị ứng hoặc sốc phản vệ. (Ảnh: Internet).

Một số lưu ý khi ăn trứng kiến

Đây là đặc sản cũng như là món ăn quen thuộc của người dân ở một số vùng núi đông và tây bắc. Tuy nhiên, món ăn này có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ, nên mọi người cần chú ý và cẩn trọng khăn loại trứng này:

  • Những người có tiền sử dị ứng với thực phẩm như hải sản, sữa, ... không nên ăn trứng kiến. Nếu bạn muốn thưởng thức, hãy thử một lượng nhỏ và xem phản ứng của cơ thể sau đó. Nếu cảm thấy nổi mẩn, ngứa, buồn nôn, ... thì nên ngừng ăn loại trứng này, nếu các triệu chứng nặng hơn nên đến bệnh viện để được cấp cứu.
  • Không ăn trứng kiến bị ôi thiu, vì trong trứng kiến có chứa nhiều protein nên rất dễ bị hỏng, khi ăn có thể gây ngộ độc thực phẩm.
  • Sơ chế sạch sẽ trứng kiến trước khi ăn để phòng tránh các loại vi khuẩn, ký sinh ở kiến xâm nhập vào cơ thể.

Nhìn chung, trứng kiến không có chứa độc tố nguy hiểm nhưng gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng cho một số người. Do đó, mọi người nên thận trọng khi ăn loại trứng này, đặc biệt không nên ăn với lượng quá nhiều trong thời gian ngắn.

Cập nhật: 14/04/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video