Sớm nhất là 2,8 tỉ năm nữa vũ trụ mới chết, đừng quá lo sợ

Dựa trên phân tích tổng hợp nhiều giả thuyết, nghiên cứu tiến hàn trước đây, đặc biệt là về năng lượng tối, các nhà khoa học dự đoán rằng trong tình huống xấu nhất, vũ trụ sẽ kết thúc trong sớm nhất là 2,8 tỷ năm nữa và họ nói với chúng ta rằng "hãy yên tâm, bây giờ chúng ta vẫn an toàn".

Trước giờ, phần lớn các nhà khoa học đều đồng ý rằng vũ trụ rồi sẽ chết đi nhưng chính xác khi nào và như thế nào điều đó xảy đến thì họ vẫn còn chưa thể xác định được. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học Lisbon, Bồ Đào Nha dẫn đầu bởi Diego Sáez-Gómez đã tiến hành một phân tích dựa trên nhiều nghiên cứu nhằm xác minh giả thuyết "Big Rip" vốn đang được chấp nhận rộng rãi để giải thích cho sự chết đi của vũ trụ.

Người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết cho cái chết của vũ trụ. Một trong số đó cho rằng do vũ trụ cứ tiếp tục mở rộng ra với tốc độ ngày càng tăng và cho tới khi các ngôi sao đều đã chết hết, mọi thứ đều tan biến, vũ trụ sẽ quá lạnh lẽo và cuối cùng là tạo nên "cái chết của nhiệt". Bên cạnh đó cũng có giả thuyết về một "Big Crunch", cho rằng vũ trụ sẽ sụp đổ lên chính nó dẫn tới diệt vong. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện khái niệm vật chất tối thí các nhà vật lý bắt đầu có thêm một số ý tưởng khác và đó chính là Big Rip.


Big Rip cũng dựa trên sự mở rộng ngày càng nhanh của vũ trụ và gia tốc này sẽ được dẫn dắt bằng năng lượng tối.

Big Rip cũng dựa trên sự mở rộng ngày càng nhanh của vũ trụ và gia tốc này sẽ được dẫn dắt bằng năng lượng tối. Vì vậy, nếu như toàn bộ năng lượng tối ngày càng gia tăng theo như giả thuyết của các nhà khoa học thì có thể, điều này sẽ xé rách kết cấu của vũ trụ ra thành từng mảnh. Các dự đoán trước đây cho rằng sự kiện đó sẽ xảy ra vào khoảng 22 tỉ năm nữa - một mốc thời gian quá xa trong tương lai.

Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu sâu hơn về năng lượng tối và cách mà nó kiểm soát sự nở ra của vũ trụ, Sáez-Gómez đã quyết định tái lập các mô hình có thể xảy ra theo từng giả thuyết. Những mô hình này cho phép ông có thể ước tính được timeline của vũ trụ, thời điểm sớm nhất hoặc muộn nhất mà sự kiện Big Rip có thể diễn ra. Theo đó, sớm nhất thì cũng phải mất 2,8 tỉ năm nữa thì sự kiện Big Rip mới diễn ra.

Con số 2,8 tỉ năm có lẽ khiến chúng ta cảm thấy thật sự an toàn khi so với tuổi thọ trung bình của một đời người. Và thật ra, mọi chuyện càng tươi sáng hơn nữa khi mà các nhà khoa học vẫn chưa xác định được ngưỡng muộn nhất mà Big Rip có thể xảy ra. Thậm chí họ cho rằng có thể Big Rip sẽ không còn xảy ra nhưng cái chết do nhiệt sẽ xảy ra đối với vũ trụ.


2,8 tỉ năm vẫn chỉ là một con số ước tính trong nghiên cứu mới và vẫn chưa có bằng chứng cụ thể.

Dù vậy, 2,8 tỉ năm vẫn chỉ là một con số ước tính trong nghiên cứu mới và vẫn chưa có bằng chứng cụ thể. Để tiện so sánh, trước đây người ta đã dự đoán Mặt Trời sẽ chiếu sáng được it nhất là 5 tỉ năm nữa và so với nghiên cứu lần này thì rõ ràng là có sự mâu thuẫn. Các nhà nghiên cứu cũng nhận định rằng cần phải có thêm công cụ nghiên cứu về cơ sở lý luận, đặc biệt là kiến thức về cơ chế lượng tử, thuyết tương đối,... để có thể giải quyết câu hỏi này trong tương lai.

Cập nhật: 27/02/2016 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video