Sông băng Steenstrup đang tan với tốc độ nhanh nhất

Lượng băng mất đi hàng năm của sông băng Steenstrup thuộc Greenland đã tăng gấp đôi chỉ sau vài năm do nước biển ấm lên.

Trong nhiều thập kỷ, sông băng Steenstrup là một trong những dòng sông băng ổn định nhất của Greenland. Đến năm 2018, lượng băng của Steenstrup đột ngột giảm. Đến năm 2021, tốc độ băng tan đã tăng gấp bốn lần và lượng băng mà nó đổ ra đại dương đã tăng lên gấp hai lần.

Đó là một trong những gia tốc băng tan nhanh nhất mà các nhà khoa học từng quan sát được từ sông băng Greenland. Và nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho tương lai.


Nguyên nhân khiến băng ở Steenstrup tan nhanh có thể là do dòng nước biển sâu, ấm áp tràn vào.

Một nghiên cứu mới cho thấy nguyên nhân khiến băng ở Steenstrup tan nhanh có thể là do dòng nước biển sâu, ấm áp tràn vào. Các vùng nước sâu xung quanh Greenland đang nóng lên theo thời gian, có nghĩa là việc băng tan nhanh sẽ xuất hiện thường xuyên hơn trong tương lai.

Greenland hiện mất khoảng 250 tỷ tấn băng mỗi năm. Khi các sông băng rút đi với tốc độ nhanh hơn, chúng sẽ đổ thêm băng vào đại dương, làm tăng thêm tốc độ dâng cao của mực nước biển. Sự tan băng ở Steenstrup làm dấy lên mối lo ngại về cách các sông băng ổn định có thể phản ứng với sự nóng lên trong tương lai. Tác giả chính của nghiên cứu - Thomas Chudley - nhà nghiên cứu tại Đại học Durham, Vương quốc Anh, cho biết: “Thực tế là tốc độ tan băng đã tăng gấp bốn lần chỉ sau vài năm đặt ra những câu hỏi mới về việc các khối băng lớn có thể thực sự phản ứng nhanh như thế nào với biến đổi khí hậu”.

Nghiên cứu mới xem xét sự mất ổn định đột ngột của Steenstrup. Trước năm 2018, dòng sông băng hầu như không có thay đổi nào trong nhiều thập kỷ. Nhưng từ năm 2018 đến năm 2021, nó đã lùi vào đất liền gần 4,5 dặm.

Trong thời gian này, lượng băng từ sông băng đổ ra đại dương tăng gấp đôi. Đến năm 2021, nó đã mất hơn 6 tỷ tấn băng mỗi năm, đưa nó vào danh sách 10% sông băng mất băng hàng đầu ở Greenland.

Một số sông băng khác ở khu vực phía đông nam của Greenland, nơi Steenstrup tọa lạc, đã trải qua tốc độ rút gia tăng kể từ năm 2016. Các nhà khoa học tin rằng, một trong những nguyên nhân là do nhiệt độ không khí cao làm nóng nước biển gần bề mặt biển và những vùng nước này có thể làm tăng sự tan chảy của sông băng.

Steenstrup được bao quanh bởi vùng nước nông trong một khu vực thường không dễ bị ảnh hưởng bởi các dòng hải lưu sâu. Nhưng dữ liệu và mô phỏng mô hình cho thấy khu vực này đã trải qua một đợt xâm nhập lớn của nước sâu, ấm vào năm 2018, và nó dường như đã nhanh chóng làm mất đi sự ổn định sông băng. Điều này mở ra những câu hỏi mới cho các nhà khoa học về cách biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến các sông băng mà trước đây họ coi là ổn định hoặc an toàn.

Steenstrup tương đối bị cô lập khỏi ảnh hưởng của không khí ấm áp và nhiệt độ nước mặt tăng cao trong nhiều thập kỷ - nhưng một dòng nước ấm, sâu bất ngờ tràn vào cũng đủ để đưa nó vào “vùng nguy hiểm”. Và đương nhiên những dòng sông băng cũng có thể bị như Steenstrup, đặc biệt là khi vùng nước xung quanh Greenland tiếp tục ấm lên.

“Steenstrup đã chỉ ra rằng sự ổn định của sông băng rất khó dự đoán bằng kiến thức hiện tại của chúng ta. Các quan sát thực tế về khu vực sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến các sông băng của Greenland. Và những điều này có thể giúp các nhà khoa học đưa ra dự đoán về băng ở những nơi khác trên thế giới, bao gồm cả những khu vực dễ bị tổn thương ở Nam Cực”, các nhà nghiên cứu lưu ý.

Cập nhật: 28/04/2023 Ngaynay
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video