Sóng là nguyên nhân khiến 96% sinh vật tuyệt chủng ở kỷ Permi

Các nhà khoa học mới đưa ra một giải thuyết mới lý giải cho sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi khiến 96% sinh vật trên Trái đất diệt vong. Theo đó, các con sóng được cho là nguyên nhân dẫn tới thảm họa này.

Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi diễn ra cách đây khoảng 252 triệu năm. Theo giải thích của Bảo tàng lịch sử tự nhiên, Mỹ, lúc đó, cả Trái đất chỉ có một siêu lục địa có tên gọi là Pangaea.

Khi đó, nhiệt độ trên Trái đất rất nóng và khô. Cho tới cuối kỷ Permi, nhiệt độ đạt mức cao kỷ lục. Rất nhiều loài động thực vật trên cạn và dưới nước đã bị đe dọa sự sống. Tuy nhiên, chỉ tới khi các núi lửa hoạt động thì mọi việc mới thực sự tồi tệ.

Một lượng lớn dung nham bazan đã bao phủ một diện tích gấp 7 lần diện tích của nước Pháp và khí sulphur dioxide từ những vụ phun trào núi lửa đã tạo ra những cơn mưa axit bao phủ toàn Trái đất.


Các con sóng được cho là có liên quan tới sự tuyệt chủng của 96% sinh vật biển kỷ Permi.

Khi khí carbon dioxie được giải phóng vào không khí, nhiệt độ trái đất tăng lên nhanh chóng, khiến nước biển cũng nóng lên khiến nước bị thiếu oxy, dẫn tới nhiều loài sinh vật biển bị chết và phá hủy chuỗi thức ăn của hệ sinh thái.

Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất về nguyên nhân dẫn tới sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi (cách đây khoảng 252 triệu năm) - còn được biết đến với tên gọi Sự chết chóc kinh hoàng.

Học thuyết mới được các nhà nghiên cứu đưa ra khi tiến hành nghiên cứu các mẫu đá thuộc Canada và Nhật – những khu vực trước kia thuộc Đại dương Phanthalassic. Họ phát hiện thấy khí sulphur oxide có lẫn với các loại khí sulphur khác. Điều này cho thấy các loại khí này đã bị trộn lẫn với nhau, khiến nồng độ chất độc trong nước tăng và đây là nguyên nhân các sinh vật biển không thể sống sót.

Theo các nhà nghiên cứu, các khí sulphur bị trộn với nhau chỉ ngay trước khi xảy ra sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi. Đây cũng là nguyên nhân vì sao phải mất gần 10 triệu năm sau, sự sống dưới đại dương mới được phục hồi.

Các khí bị trộn lẫn dưới đại dương được cho là do hiện tượng shoaling, nghĩa là các con sóng bị biến dạng khi độ sâu của nước không bằng một nửa chiều dài của sóng. Hiện tượng này dẫn tới hiện tượng giảm vận tốc truyền sóng cũng như bước sóng. Khi biển bị quấy động, khí sulphide ở dưới đáy biển bị khuấy lên và hòa trộn với nước biển, khiến các sinh vật bị ngộ độc, không thể sinh sống nổi.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không hề đưa ra nguyên nhân dẫn tới hiện tượng shoaling cũng như mối liên hệ của nó tới sự tuyệt chủng của sinh vật trên cạn.

Cập nhật: 09/02/2017 Theo khoahocphattrien
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video