SpaceX chuẩn bị cho chuyến đi bộ không gian tư nhân đầu tiên

Với những cải tiến và trang bị mới, tàu vũ trụ của nhiệm vụ Polaris Dawn phóng hôm 27/8 tới sẽ không giống bất cứ tàu Dragon nào từng bay trước đây.

Khoang tàu Crew Dragon của SpaceX trong nhiệm vụ Polaris Dawn có nhiều thay đổi cho chuyến đi bộ không gian tư nhân đầu tiên, diễn ra sau buổi phóng hôm 27/8. Tàu Dragon của Polaris Dawn sẽ bay cao hơn bất kỳ tàu vũ trụ có người lái nào từ nhiệm vụ Apollo, ở độ cao 700km phía trên Trái đất, theo Space.

Tàu Dragon sẽ chở 4 phi hành gia lên quỹ đạo, bao gồm chỉ huy nhiệm vụ là tỷ phú Jared Isaacman, người từng bay trong nhiệm vụ Inspiration4 hồi tháng 9/2021, phi công Scott "Kidd" Poteet, một trung tá Không quân Mỹ về hưu, chuyên gia nhiệm vụ Sarah Gillis và Anna Menon, cả hai đều là kỹ sư SpaceX.


Bộ đồ vũ trụ dành cho nhiệm vụ Polaris Dawn. (Ảnh: SpaceX).

Chuyến đi bộ ngoài không gian của nhiệm vụ Polaris Dawn sẽ bao gồm mở nắp tàu Dragon, khoang tàu có motor mới nhưng không có chốt gió. Điều này khác với quy trình đi bộ không gian trên Trạm Vũ trụ Quốc tế và tàu con thoi đã ngừng hoạt động của NASA, nơi chốt gió giúp phần còn lại của tàu tách biệt với chân không vũ trụ.

Việc không có chốt gió trên tàu Dragon có nghĩa cả 4 phi hành gia Polaris Dawn sẽ mặc bộ đồ vũ trụ trong chuyến đi bộ. Họ cũng không thể lọc nitrogen từ các hệ thống và tránh bệnh giảm áp bằng cách sử dụng quy trình hít thở như trên trạm ISS. Thay vào đó, tàu vũ trụ sẽ hạ thấp dần áp suất bên trong trong khi áp suất riêng phần của oxy tăng lên, giúp loại bỏ nitrogen. Sau đó, cả 4 phi hành gia sẽ sử dụng oxy tinh khiết trong bộ đồ khi tiến hành đi bộ không gian.

Trang bị Starlink

Polaris Dawn sẽ sử dụng hệ thống liên lạc mới bằng đường truyền laser do vệ tinh băng thông rộng Starlink của SpaceX cung cấp. Theo Isaacman, có một máy laser đặt ở thân phương tiện. Nó sẽ liên lạc với các vệ tinh Starlink khác thông qua chùm ánh sáng. Anh chia sẻ liên lạc laser rất khó khăn do bao gồm tàu Dragon và vệ tinh Starlink di chuyển độc lập với nhau ở tốc độ gần 28.200 km/h, truyền thông tin từ một tàu vũ trụ tới Trái đất và sau đó tới tàu vũ trụ khác.

Ở một số thời điểm, Starlink có thể phụ trách một phần nhiệm vụ liên lạc thay cho Hệ thống vệ tinh chuyển tiếp dữ liệu và theo dõi của Mỹ mà phi hành gia ISS và quân đội Mỹ sử dụng.

Bộ đồ đi bộ không gian

Bộ đồ đi bộ không gian (EVA) mới của SpaceX có vài thay đổi để phù hợp với chân không vũ trụ. Một hệ thống quản lý nhiệt mới để giữ cho phi hành gia ở nhiệt độ ổn định, bao gồm vật liệu sử dụng ở thân tàu Dragon và phần liên tầng của tên lửa SpaceX Falcon 9.

Tấm che mặt có lớp phủ bằng đồng để chống bức xạ, sử dụng oxit thiếc tương tự cửa vòm ở nhiệm vụ Inspiration4. Ngoài ra, màn hình hiển thị và camera bên trong mũ bảo hiểm cho phép chiếu thông tin trước mắt phi hành gia. Các thay đổi khác bao gồm khớp nối linh hoạt hơn, thiết bị hỗ trợ sự sống và tay cầm làm mát để điều phối nhiệt độ bên trong.

Hỗ trợ di động

Do đi bộ không gian bao gồm di chuyển trong môi trường không ma sát, SpaceX phát triển thiết bị hỗ trợ di chuyển cho phép phi hành gia đi lại an toàn. Theo Gillis, có một cấu trúc mới để bám vào bên ngoài cửa sập của tàu Dragon. Ngoài ra, có chỗ đặt tay và chân ở trong và ngoài tàu, phù hợp với phi hành gia mặc bộ đồ vũ trụ. Do đó, họ sẽ không trôi nổi xung quanh.

Theo Isaacman, các chuyến đi bộ không gian trong chương trình Gemini vào thập niên 1960 cho phép phi hành gia NASA nhận biết quy trình đúng đắn cho hoạt động này. Sau khi thử nghiệm thiết bị như bộ điều khiển cầm tay, NASA nhanh chóng nhận ra phi hành gia dễ bị nóng quá mức nếu không có chỗ vịn tay trên tàu vũ trụ.

Cập nhật: 27/08/2024 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video