Chuyến trở về mạo hiểm đánh dấu mốc lịch sử của 4 phi hành gia tư nhân

Theo đài truyền hình CNN, tàu vũ trụ Crew Dragon chở 4 phi hành gia đã hạ cánh ngoài khơi bờ biển Dry Tortugas, bang Florida, lúc 3h37 sáng ngày 15/9 (theo giờ miền Đông Mỹ).

Sứ mệnh Polaris Dawn đã đi vào lịch sử khi đạt đến độ cao lớn hơn bất kỳ độ cao nào mà con người từng đi trong 5 thập kỷ. Chuyến đi bộ ngoài không gian được thực hiện vào sáng sớm ngày 12/9 cũng đánh dấu lần đầu tiên một sứ mệnh như vậy được hoàn thành bởi một nhóm phi hành gia tư nhân tham gia.

Trong quá trình thực hiện sứ mệnh không gian, việc trở về Trái Đất được đánh giá là một trong những chặng nguy hiểm nhất.

Để về nhà an toàn, tàu vũ trụ Crew Dragon phải trải qua quá trình "đốt quỹ đạo", xuyên qua phần dày nhất của bầu khí quyển Trái Đất.

Trong quá trình này, tàu vũ trụ đạt đến nhiệt độ cực cao — lên tới 1.900 độ C — do áp suất và ma sát gây ra khi va chạm với không khí trong khi vẫn di chuyển với tốc độ khoảng 27.000 km/h. Nhiệm vụ lúc này của nhóm phi hành gia là duy trì ở nhiệt độ dễ chịu, bằng tấm chắn nhiệt của Crew Dragon, nằm ở đáy khoang rộng 4 mét. Việc kéo ngược lại không khí sẽ bắt đầu làm chậm phương tiện trước khi Crew Dragon bung dù để giảm tốc độ hạ xuống.

Sau khi chạm xuống bề mặt đại dương, các đội cứu hộ đã có mặt sẵn để sẵn sàng ứng phó, kéo tàu ra khỏi mặt nước. Trước khi các phi hành gia rời khỏi khoảng, các tổ kiểm tra sẽ thực hiện nhiệm vụ đánh giá an toàn và cuối cùng đưa các phi hành gia trở về đất liền.

Chuyến đi bộ ngoài không gian lịch sử

Phi hành đoàn tham gia sứ mệnh Polaris Dawn bao gồm chỉ huy trưởng Jared Isaacman, tỷ phú kiêm giám đốc điều hành công ty tài chính Shift4 Payments; cựu phi công Không quân Mỹ Scott “Kidd” Poteet; và các kỹ sư vận hành SpaceX Anna Menon và Sarah Gillis.

"Bộ tứ" phi hành gia đã khởi động sứ mệnh này bằng cách phá vỡ kỷ lục về độ cao đi ngoài không gian, đạt đến quỹ đạo quanh Trái đất mở rộng tới 1.400km. Đó là quỹ đạo Trái đất cao nhất mà con người từng đi qua, phá vỡ kỷ lục năm 1966 do sứ mệnh Gemini 11 của NASA thiết lập, với 1.373km.

Điểm xa nhất tính từ Trái đất đã đưa hai phi hành gia Gillis và Menon trở thành những người phụ nữ đầu tiên bay xa hành tinh xanh nhất từ trước đến nay.

Chuyến đi cũng đánh dấu hành trình xa nhất của con người kể từ khi Chương trình Apollo của NASA kết thúc vào năm 1972.

Sau khi đạt được độ cao kỷ lục, tàu vũ trụ Crew Dragon hạ độ cao để thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian. Tỷ phú Isaacman và nữ phi hành gia Gillis rời khỏi tàu trong khoảng 10 phút, thực hiện một loạt các bài kiểm tra để hiểu chức năng của bộ đồ phi hành gia EVA, trước khi rút lui vào bên trong tàu vũ trụ. Chuyến đi bộ ngoài không gian diễn ra mà không ghi nhận bất kỳ vấn đề lớn nào.


Nữ phi hành gia Gillis bên ngoài không gian. (Ảnh: SpaceX).

Thời gian còn lại của phi hành đoàn trên quỹ đạo được dành để thực hiện gần 40 thí nghiệm khoa học và nghiên cứu, bao gồm một số thí nghiệm nhằm hiểu rõ hơn về hội chứng thích nghi với không gian.

Chuyến đáp cánh thành công vào ngày 15/9 đã đánh dấu sự kết thúc của chuyến đi thứ ba vào không gian đối với tàu Crew Dragon.

Con tàu này - trước đây được các phi hành gia NASA đặt tên là “Resilience” – đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vào không gian vào tháng 11/2020 và thực hiện sứ mệnh thứ 2 mang tên gọi Inspiration 4 vào năm 2021. Chuyến đi năm 2021 do tỷ phú Isaacman tài trợ, với sự tham gia của ​​anh và ba thành viên phi hành đoàn bay vòng quanh Trái Đất trong ba ngày như một phần của hoạt động gây quỹ cho nghiên cứu ung thư ở trẻ em.

Cập nhật: 16/09/2024 Báo Tin tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video