Sự thật mà xe của bạn sẽ phải đối mặt khi bị ngập trong nước quá lâu

Trận mưa lịch sử 2 ngày liên tiếp đã biến Sài Gòn thành một biển nước, khiến nhiều xe máy, ô tô phải chịu cảnh ngập nước trong nhiều giờ đồng hồ. Và nước sẽ biến cỗ xe của bạn thành cái gì đây?

Trận mưa kinh hoàng có lẽ đã trở thành một ký ức khó quên đối với người dân Sài Gòn. Quá nhiều địa điểm chìm trong biển nước, kể cả những con đường lớn nhất. Đến nỗi nguyên một ngày sau đó, nhiều nơi người dân vẫn phải tham gia giải bơi lội bất đắc dĩ do ông Trời hứng lên tổ chức.


Trận lũ lịch sử tại Sài Gòn ngày 26/9.

Bên cạnh những hậu quả như giao thông hỗn loạn, dòng người tê liệt nhiều giờ đồng hồ, thiệt hại về phương tiện của người dân cũng rất đáng kể.

Rất nhiều xe máy phải chịu cảnh ngập úng trầm trọng. Và câu hỏi ở đây là: việc ngâm nước như vậy sẽ gây ảnh hưởng thế nào đến cỗ xe của chúng ta?

Những bộ phận chịu ảnh hưởng khi xe ngâm nước

Như đã nêu nhiều lần, khi lội qua những cung đường ngập, xe của bạn có thể chết máy do nước lọt vào hệ thống đánh lửa.

Giải pháp tạm thời lúc này là dừng xe, tìm nơi cao để dốc nước trong ống bô, rồi lau chùi lại bugi để khởi động máy. Sau đó nếu thuận tiện thì đưa xe ra cửa hàng để kiểm tra lại kỹ càng hơn.

Nhưng nếu nước ngập quá đầu xe như cơn mưa vừa qua, hoặc tệ hơn là xe bạn bị rơi vào tình trạng ngâm nước thì câu chuyện không còn dễ dàng như vậy nữa. Bởi vì, nước sẽ xâm nhập vào mọi bộ phận trong xe.


Hàng nghìn chiếc xe máy bị nhấn chìm trong hầm xe ở đường Nguyễn Siêu. (Ảnh: Lê Giang).

Trong trường hợp này, hệ thống điện của xe là nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và cần được ưu tiên kiểm tra, vì nó tác động đến khả năng vận hành của xe, đặc biệt là các loại xe số tự động (xe tay ga) có trang bị hệ thống phun xăng điện tử. Trong đó, motor bộ đề là nơi rất dễ chập điện, gây cháy nổ khi bị ẩm.

Ắc quy cũng là nơi chịu tác động rất lớn. Trong phần lớn các trường hợp ngập nước, ắc quy có thể bị ngắt mạch, khiến xe không khởi động được hoặc thậm chí là cháy nổ.

Các bộ phận khác trong động cơ như bộ chế hoà khí (bình xăng con), bugi, lọc gió... cũng cần được kiểm tra cẩn thận. Bộ chế hoà khí bugi khi bị ngâm nước quá nặng sẽ không thể hoạt động bình thường nữa, cần được thay thế.

Bộ truyền động của xe cũng cần được làm khô lại, vì nếu dây đai bị ướt sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của xe, khiến xe đi sẽ có cảm giác giật, khó tăng tốc và hao xăng hơn.


Động cơ cần phải kiểm tra thật kỹ khi bị ngập nước.

Và ấy là với xe máy là còn may chán, chứ ô tô mới gọi là khủng khiếp. Với ô tô, nước có thể coi là hung thần, gây hại với các ổ bi, ổ bạc gầm xe, tác động thẳng đến máy đề, máy phát điện, cánh quạt, linh kiện điện...


Ô tô bị ngập nước có thể biến thành một đống phế liệu như chơi.

Nếu mức nước cao sẽ bị hút vào đường hút gió (khí nạp) của máy và làm máy hỏng, nhẹ thì cong biên, nặng thì hỏng trục cơ, vỡ block máy - còn gọi là hiện tượng thủy kích.

Với xe máy ngâm nước, tùy từng loại xe - bạn sẽ tốn từ vài chục ngàn đến 1 - 2 triệu để sửa xe. Nhưng còn ô tô, hàng trăm triệu có thể sẽ phải ra đi trong nước mắt của chủ xe mà không còn cách nào cứu vãn.

Cập nhật: 28/09/2016 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video