Tại sao bạn vẫn đau sau khi sỏi thận đào thải?

Sau khi sỏi thận được đào thải khỏi cơ thể, người bệnh vẫn có thể gặp phải những tổn thương còn sót lại do quá trình đào thải. Các tổn thương này có thể là do sự tác động của thuốc hoặc các thiết bị được sử dụng trong quá trình đào thải. Ngoài ra, có thể còn tồn tại một viên sỏi khác trong cơ thể, điều này cần được kiểm tra thông qua các phương pháp chẩn đoán khác.

Sỏi thận kích cỡ lớn có thể gây đau đớn và thông thường các cơn đau sẽ hết khi sỏi đào thải khỏi cơ thể. Người bệnh đôi khi cảm thấy nhói hoặc đau nhẹ nhưng thường là triệu chứng tạm thời.

Những cơn đau dai dẳng sau khi thận ra khỏi cơ thể có thể báo hiệu tình trạng viêm, tắc nghẽn nước tiểu hoặc có một viên sỏi khác còn sót lại, thậm chí cũng có thể do các tình trạng khác không đến từ thận. Nguyên nhân cuả tình trạng này bao gồm:

Cơn đau chưa dứt

Các cơn đau có thể do tình trạng kích ứng và viêm nhẹ do viên sỏi gây ra trước đó. Trong trường hợp này, cơn đau sẽ hết trong vòng vài ngày.

Sót sỏi khác

Kết quả chụp phim có thể chuẩn đoán tình trạng của một viên sỏi, tuy nhiên cũng không loại bỏ nguy cơ có viên sỏi nhỏ hơn và chỉ có thể nhìn thấy khi chụp cắt lớp vẫn còn sót lại chưa đào thải ra khỏi cơ thể.

Thực tế những người từng bị sỏi thận sẽ có xu hướng tái bị bệnh. Một số thống kê cho thấy, những người từng có một viên sỏi thận sẽ có trên 50% nguy cơ hình thành một viên sỏi khác trong vòng 5 năm.


Hình ảnh của viên sỏi thận sau khi đào thải khỏi cơ thể. (Ảnh: istock).

Tắc nghẽn nước tiểu

Những cơn đau vẫn xảy ra sau khi đào thải thận có thể là do hẹp niệu quản. Nguyên nhân có thể là khi viên sỏi thận di chuyển đã dẫn đến hình thành các mô sẹo cũng như tình trạng viêm. Hoặc cũng có thể một viên sỏi khác cũng đang chặn niệu quản. Điều này dẫn đến tình trạng khó tiểu. Khi nước tiểu trào ngược trở lại khiến ảnh hưởng đến thận. Một số triệu chứng của tình trạng tắc nghẽn nước tiểu bao gồm: đau ở vùng bụng và dưới háng, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu có màu hồng, nâu, đục hoặc có mùi hôi, nuồn nôn, sốt, ớn lạnh, phù chân.

Táo bón

Một số loại thuốc giảm đau cho người bị sỏi thận có thể gây ra tác dụng phụ là táo bón, dẫn đến đầy bụng và đau bụng. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng sử dụng.

Đau quy chiếu

Đau quy chiếu là cảm giác đau ở xa nguồn gây đau, kết quả của sự hội tụ các sợi thần kinh ở tuỷ sống. Vì vậy, các cơn đau giống như đau do sỏi thận cũng có thể là do nguyên nhân khác. Nếu cảm thấy đau ở hông, lưng và dưới lồng ngực, nguyên nhân có thể là do tiêu hoá, hoặc vấn đề của bộ phận sinh dục.

Sau khi sỏi thận đào thải, nếu bị đau dai dẳng, người bệnh cần đi gặp bác sĩ nếu có những tình trạng như ớn lạnh, sốt; không đi tiểu được; mệt mỏi nghiêm trọng; nôn; nước tiểu có cục máu đông, đục hoặc có mùi hôi.

Cập nhật: 12/01/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video