Tại sao bay từ Đông sang Tây trên máy bay lại lâu hơn?

Tình huống đặt ra: Tôi là một phi công và người hướng dẫn bay của Lực lượng Không quân Mỹ đã nghỉ hưu, và vài năm trước, tôi đã ngồi trong buồng lái của một chiếc máy bay Boeing 747. Tôi đã ở độ cao 8.800 mét trên bầu trời, bay từ bang New Jersey đến Sacramento (thủ phủ tiểu bang California), và sau đó đến Hawaii. Mất 6 giờ để bay và hạ cánh máy bay an toàn ở Sacramento. Sau vài giờ ở California, tôi tiếp tục bay đến Hawaii, mất gần 5 giờ bay nữa. Đó là tổng cộng 11 giờ bay.

Sau khi tận hưởng ánh nắng ở Hawaii, đã đến lúc bay về New Jersey. Chuyến đi này diễn ra nhanh hơn nhiều. Tôi không dừng lại ở California lần này, nhưng bay về chỉ mất khoảng 8 tiếng rưỡi. Tôi vẫn đang bay cùng một chiếc máy bay, và New Jersey không gần California hay Hawaii.

Rõ ràng là chuyến bay của tôi đến Hawaii, từ Đông sang Tây, lại lâu hơn chuyến bay về nhà của tôi. Nếu tôi cho đứa trẻ của tôi bay cùng, nó sẽ hỏi câu tương tự. Vậy trả lời sao đây?

1. Cưỡi trên "dòng sông trên không"


Dòng phản lực.

Lý do khiến nó mất nhiều thời gian hơn để bay trở lại là dòng phản lực (Jet streams), một dòng sông không khí chuyển động nhanh trên bầu trời.

Dòng phản lực thường rộng khoảng 161km. Và chúng có thể dài hàng nghìn km và được tìm thấy ở khắp nơi trên Trái đất. Để được gọi là dòng phản lực, gió nơi đó phải di chuyển nhanh hơn 97km/giờ.

Các dòng phản lực nói chung thổi từ Tây sang Đông quanh Trái đất, thường đi theo một con đường uốn khúc, cong giống như sông trên cạn. Dòng phản lực qua nước Mỹ không bao giờ ở yên một chỗ - nó có xu hướng di chuyển xa hơn về phía Nam và thổi mạnh hơn vào mùa Đông, và di chuyển xa hơn về phía Bắc và không thổi mạnh vào mùa Hè.

Vậy điều này có liên quan gì đến máy bay?

2. Thuận và ngược chiều gió

Phi công máy bay đo tốc độ theo 2 cách khác nhau: Đầu tiên là tốc độ gió - bạn sẽ cảm nhận độ gió nhanh như thế nào nếu bạn thò tay ra ngoài cửa sổ. Thứ hai là tốc độ mặt đất - tốc độ máy bay di chuyển trên mặt đất. Khi bạn bay trong dòng phản lực, tốc độ không khí của bạn luôn giữ nguyên, nhưng tốc độ mặt đất của bạn có thể thay đổi rất nhiều do không khí xung quanh máy bay đang chuyển động.


Hình ảnh dòng phản lực - "dòng sông trên không" trên Trái đất. (Ảnh: MET Office (Anh)).

Trên đường đến Hawaii, tôi đang bay với vận tốc 904 km/giờ. Nhưng vì dòng phản lực đang thổi ngược lại máy bay của tôi - được gọi là gió ngược - với tốc độ 225 km/giờ, điều này khiến cả máy bay chỉ di chuyển với vận tốc 679 km/giờ.

Đổi lại, khi bay từ Hawaii đến New Jersey, dòng phản lực thổi từ phía sau máy bay và đẩy nó về phía trước. Máy bay vẫn bay với vận tốc 904 km/giờ, nhưng với tốc độ gió 225 km/giờ, có nghĩa là máy bay của tôi đang di chuyển với vận tốc 1.130 km/giờ.

3. Kế hoạch của phi công

Khi các phi công lập kế hoạch cho lộ trình các chuyến bay của họ, họ thường sử dụng dự báo thời tiết để tìm nơi có dòng phản lực thổi.

Khi bay từ Đông sang Tây, họ cố gắng lên kế hoạch bay để dòng phản lực không thổi ngược lại máy bay của họ và gây ra cho họ một luồng gió xấu.

Khi lên kế hoạch cho chuyến bay từ Tây sang Đông, họ lại tìm kiếm dòng phản lực và cố gắng bay để nó có thể tạo ra một luồng gió lớn và giúp máy bay bay nhanh hơn. Một kế hoạch tốt cũng có thể giúp tiết kiệm nhiên liệu máy bay.

Lần tới khi bạn bay cao trên khắp đất nước từ Đông sang Tây, đừng ngạc nhiên khi nó mất nhiều thời gian hơn bạn mong đợi. Nhưng hãy vui mừng khi biết rằng phi công của bạn đang "ngược dòng" để đưa bạn về nhà nhanh chóng và an toàn hơn bao giờ hết.

Cập nhật: 04/04/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video