Tại sao bình chữa cháy có thể phát nổ?

Bình chữa cháy có nổ không? Trong trường hợp nào thì bình sẽ phát nổ... Tất cả các câu hỏi này sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Bình chữa cháy có nổ không?

Có thể bạn chưa biết, trong bình chữa cháy thường có dạng khí nén áp suất cao. Riêng đối với loại bình CO2 thì áp suất sẽ dao động ở trong khoảng 80-120 bar. Khi ở điều kiện nhiệt độ bình thường thì các loại khí này an toàn. Đó là lý do bạn cần phải bảo quản bình trong điều kiện mát mẻ. Đồng thời cần tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Đây là một nguyên tắc quan trọng khi bảo quản bình mà bạn cần nắm. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp bình chữa cháy bị nổ. Vậy nguyên nhân do đâu?

Nhiệt độ tăng cao

Nếu bạn theo dõi thông tin thường xuyên thì bạn sẽ thấy rằng, gần đây có rất nhiều sự cố cháy nổ bình chữa cháy xảy ra. Và các nhà sản xuất cũng đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về hiện tượng này. Tuy nhiên đa phần nguyên nhân của các vụ cháy là do nhiệt độ tăng cao và đặt bình sai vị trí.


Cảnh báo của nhà sản xuất về yếu tố nhiệt độ an toàn trên bình chữa cháy.

Hầu hết các loại bình chữa cháy đều sẽ có thể chịu được nhiệt độ là 55 độ C. Tuy nhiên khi nhiệt độ ở ngoài trời là 40 độ C cộng với hiệu ứng nhà kính nên nhiệt trong xe sẽ khoảng 60 độ C. Thêm vào đó bảng táp lô bằng nhựa ở phía trước xe còn hấp thụ thêm nền nhiệt. Chính vì vậy ở khu vực này nhiệt độ sẽ còn tăng cao lên tới 70-80 độ C. Nền nhiệt này cao hơn so với ngưỡng mà các loại bình chữa cháy có thể chịu đựng được. Chính vì vậy nguy cơ cháy nổ hoàn toàn có thể xảy ra.

Đặt bình chữa cháy sai vị trí

Như đã đề cập ở trên nếu bạn đang thắc mắc bình chữa cháy có nổ không thì câu trả lời là có. Và bạn cần phải đặt bình cữa cháy đúng vị trí thì mới có thể hạn chế rủi ro này. Đối với các khu vực có ánh mặt trời chiếu xuống nền nhiệt sẽ tăng cao. Chính vì vậy bạn nên hạn chế các khu vực này bởi nó có thể gây xảy ra tình trạng cháy nổ.

Sử dụng bình chữa cháy không đảm bảo chất lượng

Một trong những nguyên nhân làm bình chữa cháy phát nổ chính là sử dụng loại bình không đảm bảo chất lượng. Khi dùng các loại bình này sẽ không phát huy được hiệu quả chữa cháy. Đồng thời khi đó nó còn có thể xảy ra các vấn đề, sự cố đáng tiếc, thậm chí là thương vong.

Cách sử dụng bình chữa cháy đúng chuẩn


Không đặt bình chữa cháy ở vị trí có ánh mặt trời chiếu vào một cách trực tiếp.

Sau khi nắm được bình chữa cháy có nổ không thì bạn cũng cần bỏ túi thêm các lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy. Có như vậy bình mới có thể phát huy được tối đa hiệu quả sử dụng nhất là khi có sự cố. Các chú ý khi sử dụng bình chữa cháy:

Những điều không nên

  • Không đặt bình chữa cháy ở vị trí có ánh mặt trời chiếu vào một cách trực tiếp. Nhất là các khu vực như táp lô trước, hay khay để đồ ở dưới kính sau hoặc các khu chữ A. Bởi những khu vực này thường sẽ có nhiệt độ cao hơn 50 độ C.
  • Không nên sử dụng bình chữa cháy không đảm bảo nguồn gốc. Bởi nó có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả chữa cháy.

Những điều nên làm

Nên đặt bình chữa cháy ở các vị trí bên trong xe và bạn nên ưu tiên các khu vực ngay với tầm của tài xế. Bởi nếu sự cố xảy ra tài xế có thể kịp phản ứng và điều chỉnh. Và vị trí bạn nên đặt chính là dưới ghế tài xế hoặc cạnh chỗ để chân của hành khách ngồi ghế trước. Tất nhiên bạn cũng cần cân nhắc làm sao để nó không gây vướng chân khi lái.

  • Nếu để bình chữa cháy ở ngoài, bạn cần đặt ở vị trí dễ lấy, tất nhiên nên tránh tầm tay trẻ em.
  • Hãy kiểm tra bình chữa cháy để có thể nắm vững các thao tác và kiểm tra hạn sử dụng của loại bình này
  • Chọn vị trí đặt bình chữa cháy đúng chuẩn, khi đặt ở ngoài nên cân đối chính xác khoảng cách

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bình chữa cháy có nổ không thì câu trả lời là có. Sự cố này hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên nó chỉ xảy ra nếu bạn sử dụng không đúng cách mà thôi.

Cập nhật: 26/06/2023 pcccdhtvietnam
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video