Tại sao chồn lại hôi?

Nếu đến vườn bách thú, vào khu vực của lũ chồn, bạn sẽ ngửi thấy một mùi khủng khiếp, chao ôi là hôi! Điều gì khiến chồn mang theo thứ mùi "đuổi khách" như vậy?


Chồn có thể phóng tia hôi xa tới 3m.

Toàn thân chồn sẽ chẳng có mùi gì lạ nếu không có hai tuyến dịch hôi ở phía dưới đuôi. Đây chính là vũ khí tự vệ của chồn. Gặp kẻ thù, nó chỉ cần phóng ra một tia chất dịch "quý hoá" đó, địch thủ chịu hết nổi, đành phải... ù té quyền.

Một tia bảo vệ như vậy có thể bắn xa 3m. Chồn bắn lúc tia này, lúc tia kia, thậm chí cả hai tia cùng lúc. Mỗi tuyến hôi có thể bắn 5-6 phát về phía kẻ thù. Sức mạnh của các tia mang mùi khó chịu đó không hề gây thương tích, cũng không có sức thẩm thấu vào cơ thể địch thủ, nhưng chúng sẽ khiến đối phương ngạt thở.

Nếu bị bắn trúng mắt, địch thủ có thể bị sức mạnh của tia làm mù tạm thời. Tuy nhiên, chồn hôi thường cảnh báo đối phương trước rồi mới ra tay. Trước khi "phóng hoả tiễn", chồn cong đuôi và giậm chân để kẻ lạ mặt có thời gian rút lui.

Chồn rất có lợi cho mùa màng bởi nó bắt toàn những con vật gây hại như châu chấu, dế, chuột... Mặt khác, chồn có bộ lông dày, có thể làm áo ấm rất tốt. Bởi thế, người ta thường lập trại nuôi chồn.

Cập nhật: 11/07/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video