Tổ tiên sống dưới nước của chúng ta có hai lỗ mũi phía trước để cho nước vào hai lỗ mũi phía sau và thải nước ra. Chiếc mũi lúc ấy chỉ dùng để thở chứ không phải để ngửi.
Sự tiến hoá của chiếc mũi như chúng ta biết ngày nay đã bắt đầu từ khi các động vật có xương sống lên đất liền phối hợp với sự dời chỗ của hai lỗ mũi. Lúc đầu, chúng nằm trong hàm răng, sau đó dời xuống hầu.
Ngày nay ngoài việc thở bằng hai xoang mũi, chúng ta còn có thể cảm nhận mùi của những món chúng ta đang ăn hay các loại nước chúng ta đang uống.
Sau khi cố định “các mùi” ở các tế bào cảm nhận trên bề mặt, một tín hiệu thần kinh được truyền lên não dọc theo dây thần kinh khứu giác. Ngoài các màng nhầy, còn một dây thần kinh khác liên quan đến khứu giác, đó là dây thần kinh sinh ba. Các đầu mút của nó phản ứng với kích thích hóa học nhưng chỉ khi nào các hợp chất có mặt với nồng độ cao.
“Chúng ta có thể ngửi được nhiều mùi, tuy nhiên chỉ khi nào dây thần kinh sinh ba bị kích thích thì chúng ta mới có thể phân biệt rõ rệt các mùi”, tác giả nghiên cứu Thomas Hummel thuộc khoa “Vị giác và khứu giác” Bệnh viện Đại học Dresden (Đức) giải thích. Việc hít vào nhanh và mạnh giúp phân phối hiệu quả hơn các phân tử mùi trong mũi.
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng lỗ mũi thứ hai không chỉ dùng để ngửi nhiều mùi mà còn giúp cho thở tốt hơn. Khi ngửi 50% một mùi trong mỗi lỗ mũi, nó được cảm nhận nhiều hơn so với việc ngửi chỉ bằng một lỗ mũi.
V.S