Tại sao chúng ta lại không cảm nhận được mùi cơ thể mình?

Cùng tìm lời giải vì sao nhiều người không ngửi được mùi cơ thể mình... trong khi lại có thể phát hiện ra được vô vàn hương thơm khác.

Hãy tưởng tượng bạn đang đi dạo trên một cách đồng đầy hoa tulip, bạn có thể tận hưởng mùi hương đáng yêu đó hòa cùng mùi cơ thể bạn.

Thế nhưng mặc cho việc bạn có thể ngửi được vô vàn hương thơm khác nhau thì ta lại khó có thể cảm nhận thấy mùi hôi trên cơ thể mình. Vì sao nhỉ?

Từ cách thức hoạt động của mũi

Chúng ta biết rằng, khoang mũi nằm phía trên lỗ mũi khoảng 7cm, gồm 1 nhóm tế bào gọi là mô khứu giác. Các tế bào này kết nối với não qua một đường được tạo bởi các noron khứu giác. Ở cuối mỗi noron có một tế bào thụ cảm.

Khi các phân tử cực nhỏ trôi nổi trong không khí hay chuỗi phân tử bị phá vỡ khi nhai thức ăn tiếp xúc với tế bào thụ cảm này, chúng dính vào nhau. Quá trình này được gọi là liên kết cộng hóa trị protein.

Khi đã có tương tác, nó sẽ tạo ra một tín hiệu điện truyền từ noron đến não bộ. Tín hiệu phản hồi lại từ não sẽ cho chúng ta có được cảm giác về mùi.


Con người có thể phát hiện ít nhất một nghìn tỉ mùi khác nhau, và con số trên là mức thấp nhất.

Có khoảng 350 gene (trong 1.000 gene khứu giác) tạo thành các cơ quan thụ cảm mùi. Mỗi gene lại tạo ra một thụ thể khác nhau. Mỗi thụ thể lại phản ứng với một nhóm mùi có cấu trúc hóa học tương tự nhau - từ mùi cafe, mùi cải bắp cho đến nước hoa...

Một nhóm tế bào thụ cảm khác nhau sẽ kết hợp lại và được kích hoạt để chúng ta có thể phân biệt được mùi khác nhau.

Người ta đã từng nghĩ rằng con người chỉ có thể nhận biết trong khoảng 10.000 mùi khác nhau. Nhưng gần đây, Tiến sĩ Leslie Vosshall và cộng sự tại ĐH Rockefeller đã chứng minh, con người có thể phát hiện ít nhất một nghìn tỉ mùi khác nhau, và con số trên là mức thấp nhất.

Nghiên cứu của tiến sĩ Vosshall chỉ sử dụng 128 loại phân tử mùi hương khác nhau để đạt được con số 1 nghìn tỉ cảm giác về mùi. Cô chỉ ra rằng có nhiều hỗn hợp mùi trong thiên nhiên hơn hẳn con số 128 mà cô đã dùng.

... đến việc ta luôn "điếc mũi" khi ngửi mùi hôi cơ thể mình

Mọi người đều biết, nếu sinh tồn trong 1 môi trường nào quá lâu thì con người sẽ tự thích nghi với môi trường đó, đồng thời xem nó là 1 điều hiển nhiên.

Bởi vậy mà không lạ khi bạn khó có thể nhận biết được mùi hôi nách hay cả khi vừa mới ăn các loại gia vị nặng mùi như tỏi, hành...


Việc không cảm nhận được mùi này xảy ra khi thụ thể liên quan đến phân tử mùi đó không bị kích thích bởi các phân tử mùi tương tự.

Theo các chuyên gia, việc không cảm nhận được mùi này xảy ra khi thụ thể liên quan đến phân tử mùi đó không bị kích thích bởi các phân tử mùi tương tự. Lúc này, kênh dẫn truyền và tạo ra tín hiệu điện đã đóng lại hoàn toàn.

Kết quả là chỉ còn những cơ quan thụ cảm có thể được kích thích bởi các phân tử mùi khác - khiến bạn có thể nhận biết mùi mới dễ hơn.

Và khi bạn bị tấn công liên tiếp bởi vô số mùi thì bạn không thể nào cảm nhận được thêm mùi quen thuộc nữa.


Khi bạn bị tấn công liên tiếp bởi vô số mùi thì bạn không thể nào cảm nhận được thêm mùi quen thuộc nữa.

Dù có vẻ bất lịch sự nhưng có lẽ cách giải quyết cổ xưa nhất và cũng hiệu quả nhất chính là hỏi người bên cạnh mình là "Tôi có mùi gì không?" với hi vọng họ bỏ qua phép lịch sự thông thường và trả lời một cách thẳng thắn.

Có lẽ chúng ta nên hi vọng trong tương lai người ta sẽ chế ra người máy giúp việc có những cảm biến giúp nhận ra được mùi cơ thể của chính bạn.

Cập nhật: 11/05/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video