Vì sao chúng ta ngửi được các mùi?

Mũi có 2 hố mũi, ngăn cách nhau ở giữa bởi vách mũi giữa, mỗi hố mũi đều có 4 thành và 2 lỗ mũi trước, sau.

Ổ mũi được lót bởi niêm mạc (màng nhầy) có cấu tạo đặc biệt, chia làm 2 vùng, thực hiện 2 chức năng chính: vùng thở và vùng ngửi. Niêm mạc mũi là một màng bao phủ tất cả các thành của mũi và lách vào tất cả các xoang liên quan với mũi. Nên khi mũi bị viêm, lớp niêm mạc bị phù nề làm lấp hoặc hẹp một phần lỗ thông của các xoang đổ vào mũi.

Lớp niêm mạc mũi chia làm 2 tầng: Tầng trên hay tầng khứu giác: kể từ chỗ bám vào phía trên xương xoăn trên trở lên, chiếm 1/3 niêm mạc mũi. Ở đây niêm mạc có màu vàng hay xám nâu, là đầu các dây thần kinh khứu giác, là khu phẫu thuật nguy hiểm, vi sinh vật có thể qua dây thần kinh khứu giác đi tới màng não và não.

Sở dĩ ta ngửi được mùi vì không khí thở vào qua lỗ mũi, theo ngách mũi trên tác dụng vào các mặt đoạn thần kinh khứu giác nằm ở lớp niêm mạc làm cho ta nhận biết được mùi.


Cấu tạo của mũi.

Tầng dưới hay tầng hô hấp: là vùng ở dưới xoắn mũi trên, chiếm 2/3 dưới niêm mạc ở mũi có mầu đỏ hồng, nhiều tuyến tiết nhầy (để cuốn các bụi làm thành vẩy mũi) có các lông để ngăn bụi, có nhiều tế bào bạch huyết để bảo vệ, có nhiều mạch máu tạo thành một mạng chi chít bao quanh xương xoăn dưới, đặc biệt là ở hai bên vách lá mía nó tụ lại thành một điểm mạch ở cách sau lỗ mũi trước 1,5 cm, là nơi dễ gây ra chảy máu (chảy máu cam).

Tầng trên của niêm mạc mũi bị các sợi thần kinh vây kín và luôn được giữ ướt nhờ các tuyến dịch. Trên niêm mạc mũi có những sợi lông nhỏ mà phần cuối được bọc lại bởi lớp mỡ. Nếu các sợi lông nhỏ này bị tách ra và bị khô đi thì chúng ta mất năng lực khứu giác.

Mùi là cảm giác hóa học gây ra bởi sự tác động của các phân tử chất bay hơi sau khi vào mũi, được hòa tan trong chất lỏng của niêm dịch (dịch nhầy) mũi với những cơ quan thụ cảm nằm trên các lông nhỏ của màng nhầy khứu giác. Khi ngửi chúng ta phải tốn một chút thời gian mới nhận thấy được mùi. Mùi phải tạo ra từ các hợp chất bay hơi và có thể hoà tan trong lớp mỡ bao bọc phần cuối của các lông khứu giác.


Mùi là cảm giác hóa học gây ra bởi sự tác động của các phân tử chất bay hơi sau khi vào mũi.

Trong não có một trung khu mùi, nó tiếp nhận thông tin từ thần kinh khứu giác trong mũi và giúp ta nhận biết từng loại mùi. Các thụ thể khứu giác là các tế bào lưỡng cực có đường kính chỉ khoảng 5 - 10micromet (viết tắt là μm, 1μm = 1/1000mm).

Ở niêm mạc khứu giác của mỗi người có khoảng 1 tỷ tế bào khứu giác hình thoi. Trên bề mặt các tế bào khứu giác có những sợi lông nhỏ (có đường kính chỉ khoảng 0,3μm). Những sợi lông này nằm trong lớp niêm dịch giữa các tế bào khứu giác và tạo thành một lớp phủ dầy niêm mạc khứu giác.

Nhờ các sợi lông nhỏ này mà diện tích tiếp xúc của các tế bào khứu giác đạt tới diện tích khoảng 500 - 700cm2. Đây là nơi tiếp nhận các kích thích hoá học ứng với từng mùi và chuyển tiếp lên não bộ. Khứu giác là giác quan nhạy cảm nhất trong số các giác quan người.

Cập nhật: 23/05/2017 Theo nongnghiep
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video