Tại sao có 1600 tấn vàng chìm dưới đáy hồ Baikal mà không ai trục vớt?

Việc nhà thám hiểm Columbus hoàn thành chuyến thám hiểm vượt đại dương lần thứ 4 và phiêu lưu săn tìm báu vật ở châu Mỹ đã mở ra trào lưu truy tìm kho báu trên phạm vi toàn thế giới.

Rất nhiều huyền thoại, truyền thuyết về kho báu được lưu truyền không phải là vô căn cứ. Cái gọi là kho báu có thể thực sự tồn tại, vì nhiều lý do khác nhau mà chúng bị chủ nhân vùi sâu trong lòng đất. Không thể cưỡng lại ma lực của đồng tiền, rất nhiều người luôn tìm cách có được những báu vật này.

Một kho báu khổng lồ bao gồm 1.600 tấn vàng được cho là vẫn nằm yên lặng hàng trăm năm dưới đáy hồ. Mặc dù rất nhiều người thèm muốn nhưng vẫn chưa ai dám đi tìm câu trả lời cho bí ẩn đáng giá cả gia tài này. Lý do thực sự là gì?

Đây không phải là một tin đồn vô căn cứ mà đều có những lý do chính đáng. 1.600 tấn vàng chìm dưới đáy hồ Baikal là những bảo vật quý hiếm do Sa Hoàng Nicholas II sưu tầm. Đương nhiên, những bảo vật này chỉ là một phần nhỏ trong khối tài sản khổng lồ của ông.


Dưới hồ Baikal là 1600 tấn vàng của Sa Hoàng Nicholas II.

Về lý do tại sao Sa Hoàng Nicholas II lại lựa chọn nhấn chìm nó dưới đáy hồ, suy cho cùng là vì sự thay đổi của thế thời.

Khi ấy, giai cấp vô sản do Lenin lãnh đạo đã bùng lên rất nhiều cuộc đấu tranh. Trước tình thế ngai vàng bấp bênh, tính mạng cũng luôn bị đe dọa nên Sa Hoàng đã nhanh chóng tìm cách tháo chạy.

Dù chạy trốn nhưng Sa Hoàng vẫn muốn mang theo những bảo vật của mình. Nhưng do kích thước lớn, trọng lượng cũng nặng đến kinh người nên ông ta không thể mang theo, càng không muốn bán rẻ cho người khác. Lúc này, việc phá hủy và chôn vùi chúng là lựa chọn tốt nhất mà Sa Hoàng Nicholas II nghĩ tới.

Để không ai có thể tìm được 1.600 tấn vàng này, Sa Hoàng Nicholas II đã ném chúng xuống hồ Baikal không đáy. Các chuyên gia thông qua việc tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan đã ước tính tổng giá trị có thể lên tới 70 tỷ USD.

Rất nhiều người luôn nhòm ngó số tiền khổng lồ này nhưng cuối cùng đều bỏ cuộc. Điều này thực sự khá kỳ lạ. Thậm chí sau khi tàu Titanic bị đắm, người ta vẫn tiến hành trục vớt lên một phần nhỏ tài sản, chỉ trừ con tàu quá lớn nên không thể tiến hành.

So với tàu Titanic, gia tài mà Sa Hoàng để lại lớn hơn nhiều, tất cả đều là báu vật. Chỉ cần xác định được vị trí, trục vớt lên nhất định đều là vàng bạc đến hoa mắt.

Nhưng tất cả chỉ trong tưởng tượng, hồ Baikal thực sự sâu không thấy đáy. Đây không phải trò đùa. Vị trí thuộc khu vực Đông Nam của Siberia này là nơi không ai muốn ở lại lâu.

"Vùng đất câm lặng" này trước kia là một vùng đất sình lầy, tổ tiên của người Mông Cổ đã sống tại đây và đặt tên dựa theo đặc điểm địa hình. Sau này, khi người Nga đến, họ đã phiên âm thành "Siberia".


Hồ Baikal cực kỳ sâu, không ai nguyện ý tiến hành trục vớt kho báu ở đây cũng là điều dễ hiểu.

Hơn nữa, hồ Baikal vô cùng rộng lớn, cảm giác không khác đại dương là bao với dung tích lên tới 23,6 nghìn tỷ mét khối, nơi sâu nhất là 1637m. Chính vì vậy, nó đã được mệnh danh là hồ nước sâu nhất thế giới và hồ nước ngọt lớn nhất ở châu Á, châu Âu.

Hồ được hình thành do đứt gãy địa tầng, sụt lún mạnh. Hồ Baikal có chiều dài là 636km, rộng 48km, diện tích 31.500km vuông, độ cao 455m so với mực nước biển và độ sâu trung bình là 730m.

Với độ sâu như vậy, không ai nguyện ý tiến hành trục vớt kho báu của Sa Hoàng Nicholas II cũng là điều dễ hiểu. Tiền bạc đúng là rất quý, nhưng sinh mạng con người còn quý giá hơn.

Theo các nhà khoa học, việc tìm kiếm dưới đáy hồ Baikal rất khó khăn, có mức độ nguy hiểm rất cao, đương nhiên cần phải đầu tư thêm lực lượng từ khoa học và công nghệ.

Vị trí của hồ Baikal nằm ở điểm giao nhau của các vành đai địa chấn. Theo dữ liệu cho thấy, cứ khoảng 10 năm lại có các trận động đất có cường độ khoảng 6 độ Richter và khoảng 30 năm sẽ có các trận động đất thảm khốc khoảng 9 độ Richter.

Một số trận động đất lớn được ghi lại trong lịch sử có thể kể tới vào các năm 1862 và 1959. Chẳng hạn, vào năm 1960, một trận động đất mạnh tới 9,5 độ Richter xảy ra ở hồ Baikal ảnh hưởng toàn bộ cấu trúc địa chất xung quanh và mực nước của hồ.

Bên cạnh đó, còn có một số bức xạ bề mặt, điều này cũng sẽ làm tăng quá trình đứt gãy của lớp vỏ. Vì vậy, nếu không có công nghệ tối tân để sử dụng như một lực lượng cứu cánh, ai dám tham gia để đánh liều mạng sống của mình?

Điều đáng nói là hồ Baikal không bị bao phủ trong thời kỳ Băng hà Đệ tứ, trong hồ vẫn bảo lưu rất nhiều loài động vật nước ngọt của Phân đại Đệ tam ví dụ như hải cẩu Baikal, cá hồi trắng bắc cực, cá hồi trắng Omul, cá mập… Đại đa số những người có ý định truy tìm kho báu đã từ bỏ sau khi nghe nói ở đây đã sâu thì chớ lại còn có cả cá mập.


Hồ Baikal đã được chọn là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1996.

Tìm thấy cũng chẳng thể sở hữu

Vì hồ Baikal đã được chọn là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1996. Từ góc độ này, hồ Baikal dường như thuộc về tất cả mọi người và của cả nhân loại.

Nhưng những cư dân bản địa sinh sống xung quanh hồ là dân tộc thiểu số Irkutsk. Nếu nhìn vào đường biên giới, hồ Baikal nằm trên lãnh thổ của cả Cộng hòa Buryatia và Irkutsk Oblast. Vì vậy, mọi người không có cách nào để đưa ra một tuyên bố tương đối thống nhất rằng toàn bộ hồ sẽ thuộc về ai.

Bên cạnh đó, khi cân nhắc đến vấn đề liệu có thể truy tìm 1.600 tấn vàng từ đáy hồ hay không, các chuyên gia cũng suy xét đến vấn đề tự nhiên. Toàn bộ diện tích hồ Baikal là một chuỗi sinh học tự nhiên. Đối với động vật dưới nước, đây là thế giới hoàn chỉnh.

Nếu các tác động đến từ con người khiến môi trường hồ bị tổn hại nghiêm trọng, các nguồn tài nguyên sinh vật, thực vật và thậm chí cả tài nguyên khoáng sản tại đây đều có thể bị ảnh hưởng. Đây có thể là một tổn thất cho cả nhân loại trong hiện tại và tương lai.

Vì vậy, không cần biết truyền thuyết này có thật hay không, chỉ riêng vấn đề công nghệ chưa đủ phát triển thì không ai dám nghĩ đến chuyện bắt đầu công cuộc kiểm chứng truyền thuyết này.

Cập nhật: 02/07/2024 Theo Pháp luật và bạn đọc/TTVH
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video