Tại sao giun đất có thể ăn lá nhiễm độc?

Giun đất sinh sống dưới mặt đất và tiêu hóa sản phẩm thừa ra từ thực vật như lá và rễ cây rồi sau đó thải ra chất làm màu mỡ cho đất. Tuy nhiên, nhiều trường hợp loài giun đất tiêu hóa phải lá cây có chứa chất độc, liệu chúng có thể bị chết?

Lý giải nguyên nhân giun đất có thể "hóa giải" lá nhiễm độc

Câu trả lời có lẽ sẽ là không, bởi một nghiên cứu về sinh vật học mới đây đã tìm thấy một chất hóa học có tên drilodefensins ở trong ruột của loài giun đất. Hóa chất này theo khẳng định có thể chống lại được polyphenols - một hóa chất độc hại trong lá cây nhằm ngăn chặn chúng bị các loài sinh vật khác biến thành món ăn.

Drilodefensins có chứa chất hoạt động bề mặt giúp phá vỡ những hợp chất khác. Nó có nhiều đặc điểm khá giống với hóa chất trong nước rửa bát hàng ngày của con người. Mặc dù được tìm thấy từ khá lâu trên loài giun đất nhưng phải tới nay các nhà khoa học mới có thể nắm rõ chức năng của chất hóa học này. Tuy nhiên, nó chỉ có trong duy nhất 14 loài giun đất khác nhau mà thậm chí ngay cả loài có họ hàng với giun đất là đỉa cũng không có.

Để kiểm chứng giả thuyết chất Drilodefensins có thể giúp ngăn chặn các chất độc hại trong lá cây như thế nào, các nhà khoa học đã cho giun ăn lá sồi, loại lá có nồng độ axit tannic cao và sau đó đi tiến hành phân tích các chất hóa học biến đổi như thế nào trong cơ thể loài giun.

Theo ước tính của các nhà nghiên cứu có ít nhất khoảng 1 kg lượng drilodefensins đang tồn tại trên Trái Đất và nằm trong cơ thể của các loài giun đất. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chất hóa học drilodefensins khi nó đã giúp cho nhiều nơi trên Trái Đất ngày nay không bị ngập tràn bởi sự xâm hại của lá cây.

Tiến sỹ Jake Bundy đến từ trường ĐH. Hoàng gia Luân Đôn (Anh) cho biết: "Nếu không có drilodefensins, lá rụng sẽ vẫn còn tồn tại lâu dài trên mặt đất trong một thời gian dày và tạo nên những lớp dày đặc".

Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sỹ Dave Spurgeon đến từ Trung tâm Sinh thái và Thủy văn ở Wallingford, Oxfordshire cho biết: "Chúng tôi đã xác định được rằng giun đất đúng như cách gọi "chiếc cày của tự nhiên" mà Darwin đã gọi, khi chúng sở hữu một cơ chế có thể đối phó được với chất độc trong nhiều loại lá. Chất drilodefensins đóng vai trò hỗ trơ cho giun đất như là một kỹ sư sinh thái trong chu kỳ carbon".

Theo VnReview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video