Tại sao một số động vật lại ngủ quá nhiều?

Mèo nhà ngủ rất nhiều trong khi voi hoang dã thường ngủ ít hơn. Đó là vấn đề cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân thực sự đằng sau điều đó là gì.

Một con chó đang ngái ngủ và nằm dài trên sàn cuối buổi chiều. Những con sư tử nằm dài gần bờ sông. Một con hà mã ngủ gật trên bãi bùn. Đó hoàn toàn là những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày của nhiều loài động vật.

Tuy nhiên những hình ảnh này có thể gợi lên sự thắc mắc cho nhiều người về lý do tại sao những loài động vật có vú thường ngủ nhiều hơn con người? Chúng thực sự có cần ngủ nhiều hơn không?


Một con chó đang ngái ngủ và nằm dài trên sàn cuối buổi chiều.

Hóa ra câu trả lời là "Không ai biết"

Tiến sĩ David Raizen, phó giáo sư thần kinh học tại Trường Y Perelman của Đại học Pennsylvania chia sẻ với trang Live Science: "Mặc dù được nghiên cứu liên tục, giấc ngủ là một trong những bí ẩn lớn mà khoa học hiện đại vẫn chưa hoàn toàn giải mã được. Chúng tôi thực sự không biết giấc ngủ để làm gì".

Raizen cho biết các nhà khoa học đã xác định mối quan hệ giữa giấc ngủ và chức năng của động vật. Một số loại giấc ngủ có thể làm tăng khả năng chống lại bệnh tật hoặc củng cố ký ức của sinh vật. Tuy nhiên, những liên tưởng này không nhất thiết mô tả mục đích cuối cùng của giấc ngủ và có thể gây hiểu lầm.

Ông cho biết: "Một con dơi nâu ngủ 20 giờ mỗi ngày và nó có thể là một là thiên tài về ngủ". Raizen cho rằng, quan niệm của nhiều người là giấc ngủ nhằm phục vụ cho việc học tập và ghi nhớ. Tương tự như vậy, một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí PLOS One cho thấy voi chỉ ngủ trung bình hai giờ mỗi đêm nhưng voi được biết là loài động vật thông minh với trí nhớ rất tốt.

Raizen cho rằng: "Sự khác biệt về lượng giấc ngủ thường được sử dụng để lập luận chống lại chức năng cốt lõi của giấc ngủ. Làm sao giấc ngủ có thể quan trọng đến vậy nếu một con vật như voi vẫn có thể hoạt động hiệu quả chỉ với 2 giờ trong khi một con người điển hình cần gấp bốn lần?".

Nhưng Raizen cho rằng, giấc ngủ thực sự phục vụ một chức năng cốt lõi, mặc dù nó không hề rõ ràng. Raizen cho biết giấc ngủ xuất hiện ở hầu hết mọi loài động vật, khiến nó trở nên phổ biến giống như một dạng năng lượng tiêu thụ. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cơ thể của nhiều loài động vật khác nhau bắt đầu gặp tình trạng suy kiệt nếu chúng liên tục bị thiếu ngủ, điều này cho thấy giấc ngủ là điều cần thiết.

Vì vậy, nếu đó là điều cần thiết, tại sao ngủ nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt hơn, đặc biệt là ở các động vật có quan hệ họ hàng gần với con người như động vật có vú?

Theo một nghiên cứu năm 2005 trên tạp chí Nature chỉ ra, giấc ngủ ở động vật có vú liên quan đến kích thước cơ thể và chế độ ăn uống. Qua nhiều nghiên cứu về giấc ngủ của động vật có vú, các nhà khoa học đã quan sát thấy rằng ngủ ít hơn có mối tương quan với kích thước cơ thể lớn hơn, đặc biệt mối tương quan này mạnh hơn giữa các loài ăn cỏ so với các loài ăn thịt.


Ngủ ít hơn có mối tương quan với kích thước cơ thể lớn hơn.

Một lý do cho điều này có thể là do động vật càng lớn, nó sẽ càng cần nhiều calo và thời gian để ăn nhiều hơn. Động vật ăn cỏ có xu hướng dựa vào thức ăn có hàm lượng calo thấp hơn nhiều so với động vật ăn thịt nên cần phải ăn nhiều hơn. Điều này có thể giải thích một phần lý do tại sao một con voi có thể sống và tồn tại khi chỉ cần ngủ 2 giờ mỗi ngày.

Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi tại sao nhiều loài động vật lại ngủ nhiều vẫn chưa thể tìm thấy. Giấc ngủ rất phức tạp, khó đo lường ở động vật hoang dã và thậm chí còn khó giải thích hơn.

Nhưng điều quan trọng cần nhớ rằng, một số khác biệt trong giấc ngủ có thể không giống như những gì chúng ta thấy. Raizen cho biết, ngay cả khi mèo nhà ngủ 18 tiếng một ngày không có nghĩa là nó cần giấc ngủ đó để duy trì hoạt động. Giấc ngủ có lẽ cách để "đốt thời gian" của nhiều loài động vật khi chúng không thể ra ngoài để kiếm thức ăn (được nuôi ăn) hoặc chỉ đơn giản không có việc gì khác để làm.

Còn đối với giấc ngủ của con người? Raizen cho biết điều quan trọng nhất là mọi người phải lắng nghe cơ thể mình và ngủ đủ giấc khi họ cảm thấy cần. Thường một giấc ngủ đủ giấc sẽ rơi vào khoảng 8 tiếng đối với hầu hết mọi người nhưng có thể ít nhất là 5 tiếng và nhiều nhất là 11 tiếng.

Cập nhật: 11/12/2020 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video