Tại sao Nikola Tesla chết trong nghèo đói dù thông minh hơn người, có hàng trăm bằng sáng chế?

Lý do Nikola Tesla chết trong nghèo đói dù nhiều bằng sáng chế

Theo nhiều nhận định, Tesla thực sự là một thiên tài hiếm có nhưng ông không có đầu óc kinh doanh, không phải là nhà tiếp thị giỏi hay không quan tâm đến tiền bạc, chỉ say mê theo đuổi các sáng chế.

Vào cuối cuộc đời rực rỡ và đau khổ, nhà vật lý, kỹ sư và nhà phát minh người Serbia Nikola Tesla sống trong một căn phòng khách sạn nhỏ ở Thành phố New York (Mỹ) và không còn một xu dính túi. Ban ngày, ông bận ở trong một công viên có đầy những sinh vật quan trọng nhất đối với ông - chim bồ câu - và những đêm không ngủ ông bận rộn với các phương trình toán học và các vấn đề khoa học khác trong đầu. Tesla tin rằng tâm trí của mình không tồn tại nếu không có phương trình.


Tesla sống độc thân đến cuối đời, mặc dù sau đó ông nói mình yêu một chú chim bồ câu cái màu trắng.

Những người phát minh cùng thời có thể không sánh được với ông về tài năng khoa học nhưng rõ ràng sở hữu một đặc điểm mà Tesla không có - đầu óc kinh doanh. Trong những ngày cuối cùng của Thời đại vàng son của nước Mỹ (xảy ra vào cuối thế kỷ 19, từ những năm 1870 đến khoảng năm 1900, là thời đại kinh tế phát triển nhanh chóng, đặc biệt là ở miền Bắc và miền Tây Hoa Kỳ), Nikola Tesla đã nỗ lực phát kiến để thay đổi tương lai của truyền thông và truyền tải điện trên toàn thế giới. Ông thuyết phục được ngân hàng JP MORGAN rằng ông sắp đạt được kết quả đột phá và nhà tài chính này đã cấp hơn 150.000 USD cho Tesla để kiến tạo một tòa tháp khổng lồ, đi trước thời đại và đáng kinh ngạc ở giữa Long Island, New York. Vào năm 1898, khi Tesla có kế hoạch tạo ra một hệ thống truyền dẫn không dây trên toàn thế giới, tháp Wardenclyffe Tower sẽ là cơ hội cuối cùng của Tesla để đạt được sự công nhận và sự giàu có – hai thứ vốn luôn có xu hướng chạy khỏi ông.

Ông nhanh chóng bắt tay vào thiết kế Tháp Wardenclyffe vào năm 1901, nhưng ngay sau khi bắt đầu xây dựng, điều nhìn thấy rõ ràng là Tesla sẽ hết tiền trước khi tòa tháp được hoàn thành. Lời kêu gọi Morgan xin thêm tiền đã không có kết quả, trong khi đó, các nhà đầu tư đang đổ xô đổ tiền cho Guglielmo Marconi, nhà phát minh người Ý. Vào tháng 12/1901, Marconi đã gửi thành công một tín hiệu từ Anh đến Newfoundland.

Tesla khiếu nại Marconi đã sử dụng 17 bằng sáng chế của mình, nhưng vụ kiện cuối cùng đã thiên về có lợi cho Marconi, kèm theo thiệt hại thương mại cho Tesla (Tòa án thượng thẩm Hoa Kỳ cuối cùng đã giữ nguyên các tuyên bố của Tesla, làm rõ vai trò của Tesla trong việc phát minh ra đài phát thanh - nhưng phải đến năm 1943, sau khi ông qua đời.) Do đó, Marconi được ghi nhận là "cha đẻ của ngành truyền thanh" và trở nên giàu có. Còn về Tesla, đầu tiên, các nhân viên bị sa thải vào năm 1906, sau đó tòa tháp bị tịch thu năm 1915 (sau đó bị san bằng vào năm 1917), và Tesla phá sản vào năm 1917, giấc mơ mang điện miễn phí của Tesla đã không bao giờ thành hiện thực. Đây là thất bại tồi tệ nhất đã dẫn đến những thất bại khác của ông.

Chính vì sự kiện này, người ta cho rằng khiếm khuyết chính duy nhất của Tesla là (khi người khác đánh cắp ý tưởng đã được cấp bằng sáng chế của ông) KHÔNG tự bảo vệ mình một cách quyết liệt, ác độc, giống như tất cả các nhà phát minh khác sẽ làm.

Otis Pond, một kỹ sư khi đó đang làm việc cho Tesla, nói với ông "Có vẻ như Marconi đã làm sai với ông". Tesla trả lời, "Marconi là một người bạn tốt. Hãy để anh ta tiếp tục. Anh ta sử dụng [bất hợp pháp] mười bảy bằng sáng chế của tôi".

Từ quan điểm phát minh-kinh doanh, tuyên bố trên của Tesla là hoàn toàn điên rồ.

Tại Mỹ, nếu văn phòng cấp bằng sáng chế bắt gặp bạn nói điều như vậy trước công chúng, thì bạn đã hủy hoại quyền lợi của mình vĩnh viễn trong bất kỳ thủ tục tòa án nào. Đó là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy bạn đã quyết định không bảo vệ quyền của mình và đã chuyển phát minh của mình cho công cộng. Theo như hệ thống tòa án Hoa Kỳ có liên quan, để sở hữu bằng sáng chế, bạn phải thực hiện các hành động rõ ràng để bảo vệ nó mọi lúc.

Khi một nhà phát minh bình thường nhìn thấy Marconi sử dụng 17 bằng sáng chế của họ, họ ngay lập tức khởi kiện, nhận 17 lệnh cấm, dễ dàng khiến những người ăn cắp sáng chế phá sản vì những hành vi phạm pháp của họ.

Ngoài ra, Tesla đã ngừng nhận tiền bản quyền từ George Westinghouse cho các bằng sáng chế AC của mình. Một phần tiền bản quyền của Westinghouse cho Tesla dựa trên "lượng điện bán ra". Tesla có thể đã là một tỷ phú, nhưng khi Westinghouse yêu cầu cứu trợ tài chính (vì bị Edison và General Electric kiện đến gần phá sản), Tesla đã hào phóng xé bỏ hợp đồng, không thu tiền bản quyền từ Westinghouse nữa.


Nikola Tesla sở hữu khoảng 300 bằng sáng chế trên toàn thế giới.

Thật không may, vận may và sự tỉnh táo của Tesla đã giảm sút trong 30 năm tiếp theo. Ông đã tham gia vào một số dự án điện thất bại rất tốn kém từ năm 1920 đến năm 1935. Khi Tesla qua đời vào năm 1943 ở tuổi 87, ông bị phá sản và sống một mình trong căn phòng trên tầng 33 một khách sạn ở New York với bầy chim bồ câu bao quanh. Tiền phòng khách sạn và các bữa ăn do George Westinghouse, người vẫn là một trong những người bạn trung thành của Tesla trả cho đến ngày cuối cùng.

Thị trưởng thành phố New York, Fiorello la Guardia, đã đọc bài diễn văn tiễn biệt tại tang lễ của Nikola Tesla, do nhà văn, dịch giả người Slovenia Louis Adamic chắp bút. Trong đó có đoạn, "Ông chết trong nghèo khó, nhưng ông ấy là một trong những người đương thời thành công nhất … Thành tích của ông là rất lớn, và theo thời gian, chúng sẽ ngày càng lớn hơn…". Ông nói Tesla có thể trở thành người giàu nhất nước Mỹ, nhưng ông ấy không muốn như vậy. "Ông ấy muốn thành công, nhưng là điều ông ấy dành cho người khác. Ông yêu mọi người, ông là một nhà khoa học - một thiên tài, một nhà thơ của khoa học. Ông ấy không quan tâm đến tiền bạc và đã làm tất cả những gì phù hợp với năng khiếu tự nhiên của mình vì mục tiêu khoa học".


Nikola Tesla khi còn trẻ và những ngày cuối đời.

Điều duy nhất ấn tượng hơn những phát minh của Tesla là những phát minh mà ông đã mơ ước nhưng không bao giờ hoàn thành. Trong nỗ lực chấm dứt tất cả các cuộc chiến, Tesla đã nghĩ đến một loại vũ khí có sức mạnh khủng khiếp đến mức nó có thể ngăn chặn bất kỳ quốc gia nào xâm lược lẫn nhau một lần nữa. Đó là "tia tử thần", sẽ "gửi các chùm hạt tập trung qua không khí tự do, có năng lượng khủng khiếp đến mức chúng có khả năng hạ gục phi đội 10.000 máy bay đối phương ở khoảng cách 250 dặm". Tất nhiên, đã không có nhà đầu tư nào rót tiền cho ông thực hiện ý tưởng này.

Suy nghĩ khác người của Tesla chưa dừng lại ở đó. Ông đã từng hình dung ra một tương lai mà ở đó tất cả lao động sẽ được tự động hóa. Các nhà máy sẽ do robot điều hành và ô tô sẽ tự lái. Tuyên bố kỳ lạ nhất của Tesla là vào năm 1901, khi ông nói rằng mình đã nhận được các đường truyền vô tuyến từ sao Hỏa. Tuy nhiên, vào năm 1996, các nhà khoa học đã tái tạo các thí nghiệm của Tesla và phát hiện ra rằng các tín hiệu chỉ là do mặt trăng truyền qua từ trường của sao Mộc.

Có ít nhất 278 bằng sáng chế được cấp cho Tesla tại 26 quốc gia. Nhiều bằng sáng chế của Tesla ở Mỹ, Anh và Canada, nhưng nhiều bằng sáng chế khác đã được chấp thuận ở các quốc gia trên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều phát minh do Tesla phát triển đã không được bảo hộ bằng sáng chế.

Cập nhật: 19/11/2020 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video