Tại sao rùa biển lại lặn sâu dưới nước

Các nhà nghiên cứu đã hiểu được tại sao rùa biển thường kiếm ăn và sinh tại vùng nước nông hay trên cạn nhưng lại lặn ngụp rất sâu trong lòng đại dương. Người ta đang theo dõi, tìm hiểu loài bò sát này.

Các nhà khoa học từ lâu đã đau đầu với câu hỏi tại sao rùa luýt (leatherback) lại được sinh ra để thăm dò độ sâu của vùng biển băng giá. Một người được cung cấp đầy đủ các dụng cụ lặn cần thiết như bình dưỡng khí, áo lặn và máy điều chỉnh chỉ có thể ngụp lặn ở phần nước mặt của một cái phá nông. Vậy sự khác biệt là gì?

Bí ẩn càng trở nên bí ẩn. Máu rùa rất giàu myoglobin nên rất lý tưởng để dự trữ ôxi. Đôi khi chúng còn lao xuống dưới mặt nước đến cả kilomet (khoảng 3/4 dặm).

Jonathan Houghton cùng các cộng sự thuộc đại học Swansea tại Anh đã tiến hành các thí nghiệm để tìm hiểu tại sao các sinh vật biển có dáng đi ì ạch nặng nề lại có hoạt động hiếm có như thế này. Họ đã công bố kết quả thu được vào thứ 6 vừa qua trên tờ Experimental Biology của Anh.

Các nhà nghiên cứu đã lắp cho 13 chú rùa luýt máy ghi dữ liệu ghi lại địa điểm, nhiệt độ, độ lặn sâu và thời gian. Sau đó máy sẽ truyền phát thông tin đến vệ tinh khi con vật lên mặt nước.

Rùa biển xanh quay trở về với biển sau khi nở trên bãi biển Antonio thuộc Công viên quốc gia Guanahacabibes tại tỉnh Pinar del Rio nằm ở miền tây Cuba vào tháng 1. Các nhà nghiên cứu đã hiểu được tại sao rùa biển thường kiếm ăn và sinh tại vùng nước nông hay trên cạn nhưng lại lặn ngụp rất sâu trong lòng đại dương.

Trong số hơn 26.000 lặn sâu được ghi lại tại Bắc Đại Tây Dương, chỉ có 95 (chưa được 0,5%) số lần đạt mức sâu hơn 300 met.

Một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích cho những lần lặn sâu bất thường.

Các nhà nghiên cứu tranh luận rằng loài bò sát đẻ trứng này lặn sâu xuống nước để trốn tránh kẻ thù, trong khi những người khác lại cho rằng đơn giản là chúng đang muốn làm mát cơ thể.

Giả thuyết thứ 3 đưa ra là rùa biển đang đi săn ở vùng biển sâu.

Nhưng những kết quả mà Houghton có được lại bác bỏ tất cả các giả thuyết trên.

Nếu con rùa đang cố gắng bơi để không trở thành bữa trưa cho một con cá lớn nào đó, chắc chắn nó sẽ phải bơi nhanh hơn bình thường. Nhưng dữ liệu thu được cho thấy những con rùa chẳng hề vội vã khi lặn sâu.

Hơn nữa, chúng thường dành hàng giờ trên mặt nước trước khi lặn, có lẽ là để lấy thêm nhiều ôxy làm tăng hiệu quả.

Houghton cho biết: “Lập lờ trên bề mặt là chiến lược khinh suất nếu muốn trốn tránh kẻ thù, bởi vì đó là nơi mà kẻ thù có thể phát hiện ra bóng của những con rùa”.

Nếu để giữ nhiệt độ cơ thể luôn mát mẻ thì cũng không thỏa đáng bởi nhiệt độ dưới mức 350 met không giảm nhiều. Vì thế những con rùa cũng không có động cơ để lặn sâu hơn.

Nhưng với giả thuyết về thức ăn, nghiên cứu phát hiện rằng có lẽ giả thuyết này đúng một nửa. Ngay cả khi những con rùa không ăn thức ăn tìm được ở độ sâu tột cùng, chúng có lẽ cũng muốn tìm thức ăn để dự trữ về sau.

Rùa luýt thích ăn loài sứa sống ở vùng nước bề mặt. Nhưng trong nhiều tháng bơi từ khu vực sinh sản vùng nhiệt đới tại Caribê đến các vùng nước mát hơn, chúng phải sống nhờ vào các loài giống sứa sống theo tập đoàn lớn ở độ sâu khoảng 600 met.

Houghton cho biết rùa biển thường lặn để tìm kiếm tập đoàn nói trên khi mặt trời xuống núi, sau đó chúng trở lên mặt nước vào buổi đêm để thưởng thức bữa tiệc.

Điều này có thể giải thích tại sao rùa luýt thường nấn ná tại một khu vực trong nhiều ngày hay thậm chí nhiều tuần sau mỗi chuyến lặn sâu như thế.

Trà Mi (Theo PhysOrg)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video