Tại sao số thi thể nạn nhân bão Chanchu lại khó tìm?

Đảo Đông Sa chụp từ máy bay, nơi các thuyền cá VN trú bão ngày 17.5.2006

Bằng công cụ Google Earth, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy vị trí xảy ra tai nạn của ngư dân Việt Nam trong cơn bão Chanchu vừa qua. Chỉ gõ vào ô tìm kiếm của Google Earth 20.30N, 116.47E thì “trái đất” Google tự quay đến đúng điểm đó rồi "zoom" vào cho đến khi nổi rõ lên một hòn đảo nhỏ với các tên gọi cũng như các đường dẫn liên quan về nó. Đó là đảo Đông Sa theo cách gọi của Việt Nam, Trung Quốc gọi là đảo Dongsha, và các tài liệu tiếng Anh gọi là Pratas Island. Đảo này hiện thuộc Đài Loan quản lý, trên đảo có một sân bay nhỏ và một trạm khí tượng thuỷ văn. Trong một tìm kiếm khác chúng tôi có được những bức không ảnh thật đẹp về hòn đảo này. Hòn đảo như hạt kim cương nằm trên cái vòng tròn san hô, trên không ảnh, trông như một chiếc nhẫn, thật đẹp.

Các ngư dân của ta một số tàu đã vào trong vòng san hô ấy để trú bão, một số khác neo thuyền ở bên ngoài.

Vùng biển phía trong bờ là vùng biển cạn dưới 200 mét, thế nhưng vùng biển bên ngoài, phía Đông Nam của đảo là một vùng biển rất sâu, theo các bản đồ trắc địa thì sâu 200 - 2.000 mét. Ở toạ độ 14.00N, 117.00E, cách thành phố Quy Nhơn 500 dặm về hướng Đông có độ sâu đến -4.364m. Chính vì vậy, các tàu đánh cá ở vùng biển này ngoài neo ra, tàu nào cũng trang bị một cái dùm, một tấm vải vuông cạnh 4 mét được căng ra, thả xuống biển có tác dụng như một cái dù để tàu không thể trôi mỗi khi neo không thể thả chạm đáy. 

Đông Sa có hình chiếc nhẫn ở trung tâm ảnh

Và chính độ sâu này khiến chúng ta hiểu được tại sao số thi thể tìm được ít đến vậy: 21/254 người được tìm. Trước hết, ai có áo phao hoặc ý thức trước mà buộc mình vào can nhựa, bình gas thì sẽ vớt được xác. Còn bình thường, người nào chết mà phổi không tràn nước thì sẽ nổi, còn phổi bị nước tràn do hít vào thì sẽ chìm. Chìm trong 3 ngày, lúc này cơ thể bắt đầu phân huỷ; trong ruột, các loại vi khuẩn phân huỷ sinh hơi sẽ khiến ruột phình lên đầy khí để bắt đầu 7 ngày nổi trên mặt nước. Sau 7 ngày nổi, ruột sẽ nổ để khí tràn ra ngoài, thi thể sẽ bắt đầu 9 ngày không nổi không chìm. “3 chìm 7 nổi 9 lênh đênh” là vì thế.

Ở trường hợp vùng biển sâu thì khác, cơ thể bị chìm sẽ không thể nổi lên được vì khi chìm đến độ sâu nhất định thì sức ép của nước sẽ khiến cơ thể dẹp lại, ống ruột cũng dẹp lại và dễ đứt rách, hơi sinh ra do khuẩn phân huỷ dễ thoát ra ngoài và vì vậy sẽ không thể thành túi khí để khiến cơ thể nổi lên.

Mọi chuyện qua đã lâu, biển đã trở lại xanh ngắt, thế nhưng bằng cái nhìn qua ảnh vệ tinh hoặc ảnh máy bay đang có trên internet, chúng tôi vẫn bồi hồi xúc động khi nhìn thấy vị trí đã xảy ra thảm hoạ ngày 17.5. Ngư dân của chúng ta thật cừ khi đã vươn mình đến những vùng biển xa đến vậy để đánh bắt. Tai nạn xảy ra chắc chắn sẽ được các ngành liên quan rút kinh nghiệm, thế nhưng điều cần phải cảnh báo trước là hình như bắt đầu có những ngư dân nhắm đến vùng biển phía đông Philippines, nghĩa là hoàn toàn trên Thái Bình Dương chứ không còn ở biển Đông nữa. Ở đó có những vết đứt gãy tạo những vực sâu nhất thế giới như vực Mariana Trech sâu đến 11.033m, hoặc vực Philippines, sát bờ đông quần đảo Philippines có độ sâu đến 10.057m. Nghe nói ở đó có loài mực khổng lồ dài đến 2 mét!

Vị trí tâm bão Chanchu vào ngày 16.5Bản đồ độ sâu của biển Đông

Trung Hồ
Theo SGTT
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video