86% dân số thế giới sẽ trải qua bầu trời tối đen "như mực" vào ngày 7-12

Màn đêm sẽ ngự trị trên bầu trời của ba lục địa đông dân nhất, gồm châu Á, châu Phi và châu Âu, vào thời khắc trời đất giao hòa ngày 7-12 (giờ Việt Nam). 86% dân số thế giới sẽ trải qua bầu trời tối đen "như mực"...

Theo trang EarthSky, căn cứ vào thuật toán và dữ liệu từ Trung tâm Thông tin khoa học Trái đất tại Đại học Columbia (Mỹ), khoảnh khắc thời điểm bầu trời "tối đen như mực" xảy ra vào lúc 19h56 giờ UTC ngày 6-12 (2h56 ngày 7-12 giờ Việt Nam).

Lúc này, màn đêm sẽ ngự trị trên bầu trời của ba lục địa đông dân nhất, gồm châu Á, châu Phi và châu Âu, chiếm khoảng 85,92% dân số thế giới, tức hơn 6,6 tỉ người.

Bình thường vào thời điểm này, chỉ có khoảng 60% dân số bị tối.

Theo định nghĩa nghiêm ngặt nhất về ban đêm, Mặt trời thời điểm này thấp hơn ít nhất 18⁰ so với đường chân trời.

Cũng theo các thuật toán của nhóm nghiên cứu thiên văn EarthSky, vào lúc 19h39 ngày 27-12-2022 giờ UTC (tức 2h39 giờ Việt Nam ngày 28-12) là thời điểm bóng tối bao trùm cao nhất, chiếm khoảng 86,11% dân số thế giới.

Vào lúc 21h44 ngày 21-12-2022 (giờ UTC, tức 4h44 giờ Việt Nam ngày 22-12), hầu hết Trái đất ở thời điểm ánh sáng chạng vạng, điều này ảnh hưởng đến 88,14% dân số thế giới.

Không có gì ngạc nhiên khi tất cả các ngày trên đều rơi vào mùa đông phương bắc. Hầu hết mọi người cư trú ở phía bắc của đường xích đạo và tháng 12 là tháng mà lượng ánh sáng Mặt trời chiếu tới Bắc bán cầu ít nhất.

Nhưng tại sao số người trên Trái đất ở trong bóng đêm đen lại cao nhất vào những ngày đó?

Tất cả phụ thuộc vào dạng thời tiết của khu vực bị ảnh hưởng, bởi thời gian đêm "tối như mực" trùng với các khu vực đông dân nhất thế giới. Dạng thời tiết đó thay đổi rất ít từ ngày này sang ngày khác. Vào mùa hè châu Âu, đến 21h đêm trời còn sáng. Tuy nhiên, khi bước vào mùa đông, màn đêm buông xuống rất sớm, khoảng 19h trời đã tối sầm.

Vì vậy có khoảnh khắc 3 châu lục cùng rơi vào bóng tối đêm đen, đó là thời điểm màn đêm vừa buông xuống ở châu Âu, nhưng những tia nắng đầu tiên của ngày mới lại chưa kịp ló tới vùng Viễn Đông châu Á. Khoảnh khắc hiếm hoi này là một dạng thời tiết đặc biệt, khi trời và đất giao hòa lỏng lẻo.

Nếu thời tiết thuận lợi, bạn hãy mặc ấm và ra ngoài để thưởng thức trận mưa sao băng Geminids ngoạn mục. Cao điểm vào ngày 14-12 và 15-12, sẽ có khoảng 150 sao băng/giờ.

Vài ngày sau, vào ngày 22, 23-12, mưa sao băng Ursids đạt cực đại, mang đến cho chúng ta khoảng 10 vệt sao băng/giờ.

Cập nhật: 09/09/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video