Tại sao tháng 2 lại có số ngày ít nhất trong năm là 28 ngày: Lý do thật bất ngờ!

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất, việc tháng 2 có 28 ngày không dựa trên bất cứ cơ sở khoa học nào ngoài sự “mê tín” của người La Mã.

Hiện nay, gần như toàn bộ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều sử dụng lịch Gregorian (hay lịch dương) như một cách chính thức để xác định thời gian. Chúng ta thường nghĩ rằng việc chia một năm thành 12 tháng là quy luật cố định từ trước đến nay, nhưng thực tế thì lại khác xa như vậy.


Lịch Gregorian (hay lịch dương) là bộ lịch được sử dụng chính thức hiện nay.

Trước khi lịch Gregorian ra đời, lịch Julius đã được sử dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ cho đến tận năm 1927. Thậm chí, trước đó còn có cả lịch La Mã.

Lịch La Mã ban đầu chỉ chia một năm thành 10 tháng dựa trên chu kỳ của Mặt trăng. Nếu so sánh với lịch hiện nay, 10 tháng đó sẽ rơi vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 12, còn khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 sẽ không được đặt tên.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này là vì khoảng thời gian 2 tháng đầu năm là mùa đông, thời tiết lạnh giá khiến các loại cây trồng không thể phát triển và cho ra sản phẩm. Chính vì thế mà khoảng thời gian này được xem là không cần thiết.

Đến khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, Vua La Mã Numa Pompilius đã quyết định bổ sung thêm 2 tháng mới vào lịch là tháng 1 và tháng 2 để đủ 12 chu kỳ trăng của một năm.


Lịch La Mã được tính theo chu kỳ Mặt trăng.

Người La Mã lúc bấy giờ lại xem số chẵn là những con số không may mắn, chính vì thế mà một tháng của họ chỉ có 29 hoặc 31 ngày thay vì 30. 

Thật không may, bất kỳ số lẻ nào, nếu nhân lên 12 lần đều cho kết quả là một số chẵn. Điều đó có nghĩa nếu họ muốn tổng số ngày của một năm là một số lẻ (365 ngày) thì phải có ít nhất một tháng trong năm có số ngày chẵn.

Sau khi thảo luận, người La Mã đã quyết định chọn tháng 2 là tháng duy nhất trong năm có 28 ngày vì đây cũng là thời gian mà họ tôn vinh những người đã khuất. Có lẽ họ cảm thấy không có điều gì xui xẻo hơn là cái chết nữa chăng?


Julian là bộ lịch được tính theo chu kỳ Mặt trời đầu tiên.

Đến năm 46 TCN, Julius Caesar, một vị tướng và chính khách người La Mã, đã sắp xếp lại lịch để phản ánh chu kỳ của Mặt trời thay vì Mặt trăng như trước đó, và bộ lịch này được gọi là lịch Julius. Một năm sau, lịch mới này được chính thức đưa vào sử dụng rộng rãi.

Mãi đến tận năm 1583, Giáo hoàng Gregory XIII đã tiến hành tinh chỉnh lại và cho ra đời lịch Gregorian mà chúng ta biết đến ngày nay. Nhưng bằng một cách kỳ diệu nào đó, tháng 2 với độ dài 28 ngày vẫn tồn tại sau bao nhiêu lần thay đổi. Tất nhiên, vào những năm nhuận, con số này sẽ tăng lên thành 29 ngày, nhưng đó lại là cả một câu chuyện khác.

Cập nhật: 21/02/2023 Tổ Quốc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video