Tại sao tỏi tươi lại cay?

Các đầu bếp luôn biết sự khác biệt rõ ràng giữa tỏi tươi và tỏi nấu. Nếu bạn từng gặm một củ tỏi sống, bạn cũng sẽ biết nó hăng nồng như thế nào. Còn khi nấu lên, nó lại ngọt dịu hơn.

Tỏi tươi chứa đầy hợp chất lưu huỳnh, trong đó có một chất tên là alliin. Khi một nhánh tỏi được đập nát hay băm nhỏ, alliin sẽ nhanh chóng được biến thành chất gọi là allicin. Đó là chất làm cho tỏi sống cay xè. Thực tế nó làm kích hoạt 2 protein của con người, là TRPV1 and TRPA1, gây tương tác với những neuron thần kinh gây đau trong miệng.

Nhưng khi tỏi được nấu lên, allicin được chuyển thành những phân tử lưu huỳnh khác và làm giảm đi độ cay.

Tỏi có nguồn gốc ở Trung Á. Những người Ai Cập, Babylon, Hy Lạp và La Mã đều rất quen thuộc với loại gia vị này. Sự kết hợp lạ thường của các hoá chất trong tỏi có thể là một cách để tự vệ khi nó mọc lên gần mặt đất trong khí hậu khô cằn. Muỗi, ve, giun và một số loài chim đều bị thứ mùi này đuổi xa.

M.T.

Theo Livescience, Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video