Tại sao trên phim, người ta thường ấn lưỡi gươm nung nóng lên vết thương?

Bởi làm nóng vết thương sẽ giúp nó được vô trùng một phần, và dùng lưỡi gươm nung nóng dù sao vẫn tốt hơn nhiều so với việc dùng một con dao lạnh, vốn chẳng có tác dụng gì cả!

Có một phân cảnh trong bộ phim chiến tranh hoành tráng hồi năm 1995 mang tên Braveheart, khi cha của người bạn thân nhất của William Wallace - một nhân vật do diễn viên Scotland James Cosmo thủ vai - bị đâm bởi một tên lính địch. Sau khi trận càn kết thúc, mọi người bắt đầu xúm lại để "chữa" vết thương cho ông.

Điều họ thực sự làm là ấn đầu một ngọn thương được nung nóng lên vết thương của ông già tội nghiệp. Cụ ông rú lên đau đớn, nhưng chỉ vài giây sau, ông có vẻ đã ổn, cứ như thể vết thương đã chẳng còn là gì với mình nữa.

Nếu bạn nghĩ về điều đó, thì có rất nhiều bộ phim hành động có cảnh người ta ấn những thứ nóng, thường là dao, kiếm, dao găm... lên vết thương, như một cách sơ cứu vậy. Trong các bộ phim hiện đại, bạn cũng thấy người ta lấy một viên đạn găm vào cơ thể bằng cách sử dụng thứ gì đó bằng kim loại đã được nung nóng.

Câu hỏi là, tại sao người ta lại làm vậy? Tại sao người ta lại ấn những miếng kim loại nóng đỏ lên trực tiếp hoặc xung quanh một phần cơ thể vốn đã bị thương trước đó? Liệu có lời giải thích khoa học nào cho hành động ghê rợn này không? Liệu việc đó có tốt không, có thực sự giúp người đang đau đớn vì vết thương không, hay nó chỉ đơn giản là một hành động vô thưởng vô phạt mà các nhân vật trong phim làm cho vui?

Có lời giải thích cho bạn đây!

Hóa ra, ấn một vật kim loại nóng đỏ lên trực tiếp hoặc gần một vết thương trên da thịt con người không hoàn toàn là điều phi logic hay không có lý do chính đáng. Có ít nhất một (hoặc hai) lý do tại sao văn hóa đại chúng lại thích thú với cách sơ cứu kinh hoàng mà các nhân vật trong phim thường làm khi họ không thể ngay lập tức có sự chăm sóc y tế cần thiết.


Ấn một vật kim loại nóng đỏ lên trực tiếp hoặc gần một vết thương trên da thịt con người không hoàn toàn là điều phi logic.

Để vô trùng vết thương

Một vật thể hay bề mặt vô trùng là khi hoàn toàn không có virus hay vi sinh vật tồn tại trên đó. Quá trình biến một vật thể thành vô trùng được gọi là "khử trùng". Nói cách khác, khử trùng là bất kỳ quy trình nào có thể ngừng kích hoạt, loại bỏ, hay giết chết mọi hình thức sự sống hiện diện trên một khu vực/bề mặt cụ thể của một vật thể.

Một trong những phương thức khử trùng thông dụng và ghê rợn nhất là dùng nhiệt đốt nóng vật thể "đích". Khử trùng nhiệt tận dụng sự nhạy với nhiệt của các vi sinh vật để ngăn sự phát triển của chúng trên bề mặt cụ thể.

Chính vì vậy, nếu ai đó định ấn một vật thể kim loại (như một con dao) lên cơ thể họ để tạm thời đóng miệng một vết thương, họ tốt nhất nên hơ nóng vật thể đó trước khi cho nó tiếp xúc với da trần. Bởi đốt nóng nó sẽ khiến nó được vô trùng tương đối, và như vậy tốt hơn nhiều so với sử dụng một con dao lạnh, vốn chẳng có tác dụng gì.

Đốt vết thương

Đốt vết thương là một kỹ thuật y tế rất phổ biến, trong đó một phần nhỏ trên cơ thể được đốt để loại bỏ, hay đóng một phần bị hở. Ngày xưa, đốt vết thương được dùng nhiều trong điều trị các vết thương. Kỹ thuật này được cho là hữu hiệu trên nhiều cấp độ khác nhau.

Đầu tiên, nó giúp ngăn mất máu, tức mất một lượng máu đủ để khiến chúng ta bị chết. Về cơ bản, đốt vết thương đảm bảo người bệnh không bị chảy máu đến chết. Hơn nữa, nó còn giúp đóng miệng các vết cắt khi phẫu thuật cắt cụt tứ chi.

Việc đốt có chủ đích một phần nhỏ của vết thương giúp tạm thời đóng miệng vết thương đó. Trên thực tế, các phẫu thuật viên vẫn sử dụng các máy chích điện để đốt các vết cắt và vết mổ họ tạo ra trong khi thực hiện các ca phẫu thuật trên bệnh nhân.

Vậy, sử dụng một thanh gươm nóng đỏ - như bạn thấy trên phim - hiển nhiên không phải là cách tốt nhất để xử lý một vết thương trên chiến trường, nhưng khi sự hỗ trợ y tế và các điều kiện y tế ngặt nghèo, việc đó có thể giúp người bị thương sống sót cho đến khi họ nhận được hỗ trợ y tế phù hợp.

Cập nhật: 11/02/2019 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video