Tại sao tuổi càng cao, cảm giác về hương vị món ăn ngày càng kém?

Vị giác con người thay đổi theo thời gian và đó cũng là lý do giải thích tại sao người già lại có cảm giác kém ăn hơn vì đơn giản họ không thể cảm nhận được vị ngon của thức ăn.

Theo Quartz, hương vị là một thứ khá phức tạp. Chúng ta không thể trải nghiệm nó chỉ bằng một giác quan duy nhất được. Hương vị được cảm nhận từ 5 giác quan cộng lại và nó cho phép chúng ta có thể cảm nhận, đánh giá đồ ăn hoặc đồ uống dễ dàng.


Cảm nhận vị giác bắt đầu thay đổi ở tuổi 60 khi độ nhạy cảm của khứu giác bắt đầu giảm dần.

Việc nhìn bằng mắt ban đầu sẽ cho chúng ta biết có nên ăn thứ đó hay không. Sau đó khi đưa thức ăn vào trong miệng, mùi hương kết hợp sẽ cho phép chúng ta nhận biết được hương vị.Trong khi đó, sự pha trộn của các thành phần, kết cấu hay nhiệt độ của thức ăn cũng có thể tác động đến cách chúng ta cảm nhận về hương vị.

Tuy nhiên thật không may nếu như bạn mất đi bất kỳ giác quan nào, đặc biệt khứu giác và vị giác, bạn sẽ khó có thể cảm nhận được hương vị của thức ăn. Đơn cử như khi bạn bị nghẹt mũi vì cảm cúm hay tê lưỡi vì uống phải nước quá nóng. Đó có thể là những tác động khách quan ảnh hưởng đến cách bạn nếm và cảm nhận thức ăn.

Một hiện tượng tương tự cũng có thể xảy ra khi chúng ra già đi. Cách chúng ta cảm nhận vị giác bắt đầu thay đổi ở tuổi 60 khi độ nhạy cảm của khứu giác bắt đầu giảm dần. Thậm chí nó mọi thứ còn trở nên trầm trọng hơn từ tuổi 70.

Như đã nói ở trên, khi khứu giác không còn hoạt động trơn tru nữa, bạn sẽ khó có thể phát hiện hoặc cảm nhận được các hương vị món ăn khác nhau. Tất nhiên khi khứu giác không thể cảm nhận hương thơm của món ăn, vị giác cũng sẽ khó giúp bạn cảm nhận được 100% vị ngon.

Sự suy giảm độ nhạy của khứu giác do một số yếu tố, bao gồm việc giảm số lượng thụ thể khứu giác giúp nhận ra các phân tử mùi khác nhau ở phía sau khoang mũi. Ngoài ra tốc độ tái tạo của các tế bào thụ thể này cũng giảm dần theo thời gian.


Sự thay đổi cấu trúc trong nụ vị giác dẫn tới suy giảm vị giác.

Một lý do khác dẫn tới sự suy giảm vị giác, đó là sự lão hóa do sự thay đổi cấu trúc trong nụ vị giác. Những cấu trúc gồ ghề trong khoang miệng này là nơi lưu trữ vị giác trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng. Những gai dạng hình nấm này chứa một lượng lớn các nụ vị giác. Tuy nhiên số lượng của chúng thường suy giảm và thay đổi hình dạng khi cơ thể dần lão hóa. Thông thường các gai này càng mở rộng, chúng ta sẽ càng dễ cảm nhận được hương vị của món ăn. Nhưng do quá trình lão hóa dẫn tới các nụ vị giác này dần khép lại và giảm khả năng cảm nhận hương vị.

Hàng loạt các vấn đề khác

Nhai kém cũng là một yếu tố góp phần dẫn tới giảm khả năng cảm nhận hương vị. Do quá trình lão hóa và sức khỏe răng miệng kém, một số người bị mất răng và thậm chí còn phải dùng răng giả.


Nhai kém cũng là một yếu tố góp phần dẫn tới giảm khả năng cảm nhận hương vị.

Nhưng tất nhiên chẳng có gì giả tốt bằng thật. Răng giả về lâu dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng nhai và thay đổi các hợp chất trong thức ăn. Điều này có thể dẫn tới tình trạng giảm sự hòa tan các hợp chất có trong thức ăn với nước bọt, đồng thời làm giảm mức độ tiếp xúc với các nụ vị giác dưới lưỡi.

Ngoài ra, lão hóa cũng có thể làm giảm sự tiết nước bọt và tác động không nhỏ tới quá trình đưa các hợp chất có trong thực phẩm tới các thụ thể vị giác trong lưỡi. Ít nước bọt hơn còn khiến các hợp chất khó hòa tan, dẫn tới việc cảm nhận hương vị kém đi đáng kể.

Sức khỏe nói chung đóng một vai trò quan trọng trong cảm giác của chúng ta ở mọi lứa tuổi. Chấn thương đầu, thuốc điều trị, nhiễm trùng đường hô hấp, ung thư, phóng xạ hay tiếp xúc với môi trường khói thuốc và bụi bẩn đều có thể là những nguyên nhân ảnh hưởng đến vị giác.

Mặc dù vậy không phải tất cả mọi người đều bị mất vị giác theo cùng một cách. Sự thay đổi còn phụ thuộc vào tùy người và giới tính của họ. Không phải ai về già cũng bị mất suy giảm các chức năng cảm nhận hương vị quan trọng. Suy giảm khả năng cảm nhận hương vị là điều khó có thể tránh khỏi nhưng chúng ta có thể thực hiện nhiều cách khác nhau để hạn chế điều đó xảy ra sớm.

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học, việc giữ chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống năng động, đảm bảo tiêu thụ vừa đủ các loại thực phẩm có các vị chua, cay, mặn ngọt, đắng hay vị ngon (umami). Đây là những biện pháp hiệu quả để làm chậm quá trình thay đổi của các gai vị giác.

Cập nhật: 17/04/2019 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video