Tại sao uống rượu càng rẻ tiền, cơn say càng khủng khiếp?

Dù sao cũng chỉ là cồn, nhưng tại sao uống rượu rẻ lại cho nguy cơ say khủng khiếp hơn hẳn so với các loại rượu đắt tiền và chất lượng?

Chọn rượu rẻ tiền có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Tuy nhiên bạn có biết rằng rượu chất lượng thấp có thể khiến cơn say của bạn kéo dài lâu và khủng khiếp hơn? Và tại sao lại như vậy?

Dẫn xuất cồn trong rượu

Một trong những lý do khiến rượu giá rẻ khiến cho bạn cảm thấy nôn nao khủng khiếp là do lượng dẫn xuất cồn chứa trong nó.

Rõ ràng là rượu chúng ta vẫn uống thường ngày không phải là cồn nguyên chất. Trên bao bì của mỗi chai rượu thường có kí hiệu về nồng độ cồn. Ví dụ như rượu vodka có kí hiệu 40% trên nhãn có nghĩa là 40% chai rượu đó có thành phần là ethanol.


Rượu chúng ta vẫn uống thường ngày không phải là cồn nguyên chất.

Tuy nhiên, quá trình ủ rượu cũng có thể tạo ra những dẫn xuất cồn khác như methanol. Nồng độ methanol càng cao, rượu càng giống độc dược hơn, khiến cơ thể bị rối loạn rất kinh khủng.

Và đúng như bạn dự đoán thì rượu càng rẻ tiền, nguy cơ chứa methanol càng lớn, và cơn say của bạn sẽ càng khủng khiếp. Và đến một nồng độ nhất định, methanol thậm chí có thể giết chết người - chính là các vụ ngộ độc rượu mà bạn vẫn thường nghe.

Các tạp chất

Một trong những sản phẩm phụ của quá trình ủ lên men rượu là dầu rượu tạp, hay còn gọi là dầu tạp. Đây là một hỗn hợp gồm nhiều loại cồn khác nhau được sinh ra trong quá trình lên men.

Có rất nhiều loại dầu tạp, bao gồm cả các loại cồn có bậc cao – được biết đến là có thành phần hóa học gồm nhiều hơn hai nguyên tử carbon và do đó có mức nhiệt độ sôi và trọng lượng cao hơn.

Vấn đề ở đây là cơ thể chúng ta không có khả năng xử lý những loại cồn bậc cao này. Vì vậy cảm giác nôn nao, chóng mặt sinh ra như một phản ứng tự nhiên khi cơ thể xử lý các chất độc.

Rượu rẻ tiền thường chứa nhiều các tạp chất nên không khó hiểu khi chúng khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi và khó chịu.

Độ tinh khiết

Để tách rượu ra khỏi nước, người ta dùng đến phương pháp chưng cất - được thực hiện bằng cách tăng nhiệt độ của hỗn hợp đến mức dưới nhiệt độ sôi của nước nhưng trên nhiệt độ sôi của rượu. Sau đó, người ta sẽ thu lại hơi rượu bốc lên từ quá trình sôi và cô đặc chúng, tạo thành rượu tinh khiết.


Một nhà máy chưng cất rượu điển hình.

Điều thú vị là việc chưng cất rượu thường được lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo rượu thu được đạt được độ tinh khiết tối đa. Trong khi những loại rượu cao cấp thường phải trải qua quá trình này rất nhiều lần thì rượu giá rẻ có khả năng chỉ được chưng cất khoảng 1, 2 lần.

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy cơn say của mình kéo dài lâu; kèm theo nó là cảm giác chóng mặt, khó chịu hơn mức bình thường, thì khả năng cao là bạn đã tiêu thụ những sản phẩm rượu kém chất lượng, không được chưng cất cẩn thận.

Nhưng dù rượu rẻ hay đắt thì...

Hãy nhớ rằng, khi hấp thụ một lượng lớn đồ uống có cồn, dù là cao cấp hay giá rẻ thì nó cũng sẽ dẫn đến những cơn say với cảm giác khó chịu kéo dài. Nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng này là do sự mất nước trong cơ thể.


Cảm giác nôn nao sẽ đến như một phản ứng của não với sự mất nước.

Rượu vốn là một loại đồ uống lợi tiểu. Khi cơ thể thải ra nhiều nước hơn bình thường thì dĩ nhiên các cơ quan nội tạng của bạn sẽ bị mất nước.

Để duy trì hoạt động bình thường, chúng sẽ cố gắng thu thập nước từ các phần khác trong cơ thể, kể cả từ lượng nước được sử dụng để cung cấp cho não.

Vì vậy, cảm giác nôn nao sẽ đến như một phản ứng của não với sự mất nước này.

Cập nhật: 21/05/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video