Tại sao uống rượu lại khiến chúng ta mờ mắt?

Hãy tưởng tượng bạn trải qua một đêm tiệc tùng tưng bừng để kỉ niệm một sự kiện nào đó. Mọi người cười nói vui vẻ, chuyền tay nhau những đĩa thức ăn và nhấm nháp đồ uống của họ. Tuy nhiên, sau khi uống hơi quá chén, bạn đứng dậy và cảm thấy mình không thể nhìn rõ bất kỳ thứ gì. Ai từng say đều biết đến hiện tượng này, nhưng bạn có biết tại sao?

Ảnh hưởng của rượu đến thị lực

Theo ScienceABC, rượu có thể ảnh hưởng đến thị lực của chúng ta theo một số cách, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Uống rượu thường xuyên, hiển nhiên, sẽ gây ra những hậu quả lâu dài, nhưng ngay cả khi bạn thỉnh thoảng mới uống rượu, nó cũng sẽ để lại những tác động nhất định.


Rượu có thể ảnh hưởng đến thị lực của chúng ta theo một số cách, cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Các tác động ngắn hạn của rượu đối với thị lực của chúng ta là khá nhiều, từ "nhìn một hóa hai" cho đến khô mắt, co giật mắt, đau nửa đầu,... Những hiện tượng này chỉ là tạm thời và thường biến mất khoảng một vài giờ sau khi ngừng uống rượu.

Tuy nhiên, thường xuyên uống rượu, liên tục trong tình trạng say xỉn thì khác. Nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng (macular degeneration). Dù đây là bệnh thường thấy ở người lớn tuổi, bệnh có thể diễn ra sớm hơn, nghiêm trọng hơn ở những người hút thuốc và thường xuyên tiêu thụ đồ uống có cồn. Uống nhiều rượu cũng làm tăng nguy cơ hình thành đục thủy tinh thể và mắc bệnh thần kinh thị giác, hoặc thậm chí mất thị lực. Ngoài ra, khả năng hấp thụ vitamin cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tùy thuộc vào loại vitamin nào bị thiếu, nó có thể dẫn đến quáng gà, làm mỏng giác mạc, v.v. Ở phụ nữ mang thai, nó cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến tầm nhìn của thai nhi.

Hiện tượng mờ mắt

Với những ai không uống rượu thường xuyên, mờ mắt là tác dụng phụ phổ biến nhất và có lẽ là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc say rượu.

Như chúng ta đã biết, trong khi mắt đóng vai trò "nhìn", não mới là thứ giúp chúng ta "thấy". Mắt chúng ta nhìn vào hình ảnh trước mặt và gửi thông tin đến não. Bộ não sau đó giải mã thông tin và giúp chúng ta nhận diện thứ mình đang "thấy". Việc truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh của chúng ta, thông qua các chất dẫn truyền thần kinh, bị chậm lại khi uống rượu. Điều này ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa não và mắt.


Mờ mắt là tác dụng phụ phổ biến nhất, đầu tiên nhất của say rượu.

Một điều khác bị ảnh hưởng bởi rượu là "cơ bắp" của mống mắt. Các cơ này điều khiển chuyển động của mắt, cần thiết cho việc tập trung vào các vật thể trước mặt chúng ta. Vì chuyển động cơ bắp này bị ảnh hưởng, chúng ta mất nhiều thời gian hơn để tập trung vào các đối tượng. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiêu thụ đồ uống có cồn ảnh hưởng đến khả năng phân biệt các hình ảnh tương phản của chúng ta, điều này cũng góp phần làm mờ mắt.

Ngưỡng an toàn khi uống rượu là bao nhiêu?

Không có một con số nhất định để những triệu chứng này xuất hiện. Nó thay đổi từ người này sang người khác và bị ảnh hưởng bởi tuổi tác và giới tính. Phụ nữ thường có khả năng chịu đựng thấp hơn, điều đó có nghĩa là họ sẽ bắt đầu biểu hiện những triệu chứng này sớm hơn nam giới. Tuổi tác cũng làm giảm khả năng chịu đựng của một người đối với rượu, vì vậy những triệu chứng này có thể xuất hiện sớm hơn.


Không có một con số nhất định để những triệu chứng này xuất hiện.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong khi một số triệu chứng này không gây hại trong hầu hết trường hợp thì nó lại rất nguy hiểm khi bạn lái xe. Rượu làm chậm thời gian phản ứng của một người, vì vậy người ta không bao giờ nên lái xe khi đã uống rượu hay đồ uống có cồn khác.

Uống rượu thường xuyên cũng có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, không chỉ cho thị lực, mà còn nhiều bộ phận khác của cơ thể.

Cập nhật: 03/01/2019 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video