Tái tạo lại bộ não của loài khủng long tiết lộ những điều bất ngờ

Các nhà khoa học đã xây dựng lại thành công bộ não của một con khủng long bằng kỹ thuật số, tiết lộ những hiểu biết đáng ngạc nhiên về chế độ ăn uống và hành vi của nó.

Bằng cách sử dụng các kỹ thuật tạo mô hình 3D và hình ảnh tiên tiến, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bristol của Vương quốc Anh đã xây dựng lại bộ não của Thecodontosaurus, một loài sauropod đã đi lang thang ở khu vực ngày nay là nước Anh cách đây khoảng 205 triệu năm.

Các chuyên gia phát hiện ra rằng, không giống như họ hàng ăn thực vật của nó là Candidocus và Brontosaurus, Thecodontosaurus có thể đã ăn thịt và có thể đi bằng hai chân.

Antonio Ballell, một nghiên cứu sinh tại Đại học Bristol, cho biết: "Phân tích của chúng tôi về bộ não của Thecodontosaurus đã phát hiện ra nhiều đặc điểm hấp dẫn, một số trong đó khá đáng ngạc nhiên. Trong khi các họ hàng sau này của nó di chuyển xung quanh bằng bốn chân một cách thận trọng, phát hiện của chúng tôi cho thấy loài này có thể đã đi bằng hai chân và đôi khi là loài ăn thịt".

Thecodontosaurus là một loài khủng long có kích thước bằng một con chó lớn, sống vào cuối kỷ Trias.

Hóa thạch lớn của loài khủng long, còn được gọi là "khủng long Bristol", được phát hiện vào những năm 1800, nhưng các nhà khoa học gần đây mới có thể nghiên cứu chi tiết các mẫu vật mà không cần phá hủy chúng, bằng cách sử dụng các mô hình 3D được tạo ra từ chụp CT.

Các chuyên gia đã trích xuất kỹ thuật số xương từ tảng đá, xác định các chi tiết giải phẫu về não và tai trong của loài khủng long chưa được nhìn thấy trong hóa thạch.

"Mặc dù bộ não thực tế đã biến mất từ lâu, phần mềm này cho phép chúng tôi tái tạo lại hình dạng não và tai trong thông qua kích thước của các hốc để lại. Bộ não của Thecodontosaurus được bảo quản rất đẹp nên chúng tôi đã so sánh nó với các loài khủng long khác, xác định các đặc điểm chung và một số đặc trưng của Thecodontosaurus", Ballell giải thích.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bộ não của sinh vật này tiết lộ các thùy hình bông lớn, rất quan trọng cho sự cân bằng, cho thấy rằng loài khủng long có thể di chuyển bằng hai chân.

Ballell nói: "Cấu trúc này cũng liên quan đến việc kiểm soát thăng bằng và cử động mắt và cổ, cho thấy Thecodontosaurus tương đối nhanh nhẹn và có thể giữ một ánh nhìn ổn định trong khi di chuyển nhanh".

Bằng cách sử dụng bản quét CT của hóa thạch vỏ não, các nhà nghiên cứu đã tạo ra và nghiên cứu các mô hình 3D của vỏ não (phần hộp sọ chứa não và các cơ quan liên quan) và endast (không gian bên trong hốc đựng não). Biểu đồ cho thấy các mô hình 3D của hóa thạch, vỏ não và màng bên trong có liên quan với nhau như thế nào.

"Phân tích của chúng tôi cho thấy các bộ phận của não liên quan đến việc giữ cho đầu ổn định và mắt cùng góc nhìn ổn định trong quá trình di chuyển đã phát triển tốt. Điều này cũng có nghĩa là Thecodontosaurus thỉnh thoảng có thể bắt mồi, mặc dù hình thái răng của nó cho thấy thực vật là thành phần chính trong chế độ ăn. Có thể nó đã áp dụng thói quen ăn tạp", Ballell giải thích thêm.

Các chuyên gia cũng tái tạo lại tai trong của khủng long và ước tính rằng Thecodontosaurus có tần số nghe cao, điều này có thể cho phép nó nhận ra tiếng ồn do các động vật khác tạo ra và cho thấy nó có một xã hội phức tạp.

Cập nhật: 16/12/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video