Tạo giống gà mới mang gen khủng long

Một phát hiện mới cho phép thực hiện việc đảo ngược gen di truyền nhằm làm phục hồi gen khủng long đã ngủ trong cơ thể gia cầm hiện đại như gà.

Ngày 1/3 vừa qua, nhà Cổ Sinh Vật học Hoa Kỳ - Jack Horner 62 tuổi cho biết có thể sử dụng một loại công nghệ đảo ngược gen di truyền giúp phục hồi gen Khủng Long đã ngủ trong cơ thể gia cầm hiện đại như gà. Từ đó để gà “thoái hoá” thành một nửa giống Khủng Long, một nửa giống Gà gọi là “Gà Khủng Long”.

Biến gà “thoái hoá” trở thành gà Khủng Long 
 

Nhà Cổ Sinh Vật học Hoa Kỳ Jack Horner (Ảnh: museumoftherockies)

Trong nhiều năm thực hiện nghiên cứu về loài Khủng Long, Jack Horner thường xuyên thử nghiệm bằng cách lợi dụng kỹ thuật DNA của loài Khủng Long đã tuyệt chủng 6500 vạn năm trước để làm chúng sống lại. Bộ phim “Công viên kỷ Jura” của điện ảnh khoa học viễn tưởng Hollywood được hình thành chính nhờ nghiên cứu của ông.

Đồng thời, ông cũng là cố vấn kỹ thuật về hình ảnh cho bộ phim. Nhưng sau nhiều năm nghiên cứu Horner phát hiện, muốn giống như phim "Công viên kỷ Jura" thì nhiệm vụ quan trọng bất khả kháng là phải hoàn thành bản đồ gen DNA của Khủng Long.

Do vậy, Horner quyết định chọn một phương án đó là để một con gà “thoái hoá” biến thành Khủng Long. Trong phương án này, nhà khoa học sẽ sử dụng kỹ thuật “công nghệ đảo gen di truyền” bằng cách gen của gia cầm “chuyển ngược tiến hoá”, từ đó làm cho thế hệ sau của gà càng ngày càng giống với tổ tiên của nó là Khủng Long.

"Gà Khủng Long" sinh ra sau 5 năm

Horner giải thích các nhà Cổ Sinh vật học thường cho rằng: Gà – gia cầm hiện nay là từ một loại thịt Khủng Long tiền sử tiến hoá mà thành, từ đó trong DNA của Gà – Gia cầm bao hàm ký ức gen của Khủng Long.

Một khi ký ức gen này được “mở ra”thì sẽ khôi phục được trạng thái đặc trưng của Khủng Long đã ngủ quên trong một thời gian dài trên cơ thể Gà. Do đó, nếu có thể nghĩ cách thông qua kỹ thuật “công nghệ đảo ngược gen di truyền” thức tỉnh phôi thai “gen Khủng Long” ngủ quên trong cơ thể gà dậy, làm cho hạt nhân gen trong thế hệ gà sau “thoái hoá” dần thì sẽ có thể tạo ra một loại sinh vật nửa gà, nửa Khủng Long – gọi là “Gà Khủng Long”. 

Khủng long (Ảnh: http://s.ngm.com)


Trước mắt, Horner công bố chính thức nhằm thu hút tài trợ và chung tay của các nhà khoa học tại các Quốc gia trên thế giới để triển khai “kế hoạch Gà Khủng Long” nói trên. Horner tiết lộ trước mắt các nhà khoa học Bắc Mỹ đã thực hiện “Kế hoạch Gà Khủng Long” và nghiên cứu phát hiện một số kỹ thuật gen cần thiết, và một số phòng thực nghiệm châu Á cũng đang bắt đầu giai đoạn thực hiện kế hoạch tiếp theo, nghiên cứu tạo ra một sinh vật sống, là “gà Khủng Long”.

Horner dự đoán rằng theo tiến trình thực nghiệm hiện tại, rất có thể tương lai trong vòng 5-10 năm sau “gà Khủng Long” sẽ được sinh ra.

Móng vuốt và đuôi dài của Khủng Long

Horner cho biết: phần trên của "Gà Khủng Long" vẫn là gà, nhưng cái khác là nó cũng có đuôi dài và răng nhọn giống Khủng Long, còn có 3-5 vuốt nhọn và dài nữa, đồng thời phần trên thân gà cũng có cánh. Có điều, toàn thân “gà Khủng Long” sẽ được che phủ bằng lông, do vậy các nhà khoa học những năm gần đây nghiên cứu phát hiện rằng: trong thực tế, có rất nhiều Khủng Long toàn thân cũng có lông phủ kín.

Theo báo cáo, sách "Tuyệt chủng không có nghĩa là vĩnh viễn” mới xuất bản trong tháng này cũng là tiết lộ cho “Kế hoạch gà Khủng Long”lần đầu tiên của Hornner. Horner nói: ước mơ cuối cùng của ông ta là thông qua kỹ thuật "công nghệ đảo ngược gen di truyền" sẽ tạo ra một loại Khủng Long thực sự của Đại Trung Sinh, một loại Khủng Long của thời tiền sử sẽ được tái sinh.

Theo VietNamNet (tech.qq.com)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video