Tàu chiến ma 400 năm vẫn nguyên vẹn: Lộ diện nữ thủy thủ bí ẩn

Tàu chiến ma Vasa nổi tiếng của Thụy Điển, nguyên vẹn sau hàng thế kỷ chôn vùi dưới biển và trở thành ngôi mộ của 30 thủy thủ, tiếp tục gây bất ngờ cho giới khảo cổ.

Theo Heritage Daily, cuộc phân tích mới nhất về hài cốt người được tìm thấy trên tàu chiến Vasa đã xác định một bộ xương được đặt biệt danh "G" là một phụ nữ, điều rất bất thường tối với một tàu chiến lâu đời, nơi phụ nữ thường không được bước lên vì một số quan niệm cổ xưa.

Vasa là một tàu chiến được chế tạo bởi lệnh của Vua Thụy Điển Gustavus Adolphus, như một phần trong kế hoạch mở rộng quân sự của ông trong cuộc chiến tranh với Ba Lan-Litva (1621-1629).


Tàu chiến Vasa có thể đã thành cơn ác mộng của thế giới vì được trang bị vũ khí rất tối tân so với thời kỳ nó tồn tại, tuy nhiên đã gặp nạn ngay chuyến hải trình đầu tiên - (Ảnh: BẢO TÀNG VASA).

Nó được đóng tại xưởng hải quân ở Stockholm trong khoảng thời gian từ năm 1626 đến năm 1627, được trang trí lộng lẫy và mang những khẩu đại bác bằng đồng. Điều này khiến tàu Vasa trở thành một trong những con tàu được trang bị vũ khí mạnh nhất thế giới vào thời điểm đó.

Vào ngày 10-8-1628, con tàu ra khơi trong chuyến hải trình đầu tiên của mình, và gặp nạn ngay với trọng lượng quá lớn ở cấu trúc trên của thân tàu. Con tàu chìm khiến 30 thủy thủ thiệt mạng.

Tàu chiến ma Vasa được trục vớt từ năm 1961 trong tình trạng bảo quản đáng ngạc nhiên và trở thành hiện trường của một cuộc khai quật khảo cổ học toàn diện, bao gồm phân tích rất nhiều hài cốt bị mắc kẹt trong tàu.

"Thông qua phân tích xương, có thể khám phá ra rất nhiều điều về những người này, chẳng hạn như tuổi tác, chiều cao và tiền sử bệnh của họ. Các nhà phân tích xương gần đây nghi ngờ rằng G có thể là nữ, trên cơ sở xương chậu" - Tiến sĩ Fred Hocker, giám đốc nghiên cứu tại Bảo tàng Vasa, ở Stockholm, Thụy Điển cho biết.

Họ kỳ vọng phân tích DNA tiếp theo có thể tiết lộ nhiều hơn nữa.

Bảo tàng Vasa đã hợp tác với Khoa Miễn dịch học, Di truyền học và Bệnh học tại Đại học Uppsala ở Thụy Điển từ năm 2004 để tiến hành một nghiên cứu toàn diện về tất cả các di vật được phát hiện trên tàu Vasa.

"Đối với chúng tôi, việc nghiên cứu các bộ xương từ Vasa vừa thú vị vừa thách thức" - giáo sư di truyền học pháp y Marie Allen, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.

Rất khó chiết xuất DNA từ xương bị chôn vùi dưới đáy biển hàng thế kỷ, nhưng vẫn có cách.

"Vài năm trước, chúng tôi đã có dấu hiệu cho thấy bộ xương G không phải là đàn ông mà là phụ nữ. Chúng tôi không tìm thấy nhiễm sắc thể Y nào trong vật liệu di truyền của G. Nhưng chúng tôi không thể chắc chắn và muốn xác nhận kết quả" - bà Allen nói thêm.

Nhờ một nghiên cứu liên phòng thí nghiệm được thực hiện với sự phối hợp của Tiến sĩ Kimberly Andreaggi từ Phòng thí nghiệm Nhận dạng DNA của Lực lượng Vũ trang (AFMES-AFDIL), nhóm đã nghĩ ra một kỹ thuật thử nghiệm mới để kiểm tra nhiều biến thể di truyền và xác nhận sự tồn tại bất thường của nữ thủy thủ - hoặc có thể là vợ của một thủy thủ trên tàu.

Các nhà khoa học đang tiếp tục dùng phương pháp này để tìm hiểu thông tin chi tiết về ngoại hình của các cá nhân, chẳng hạn như màu tóc và mắt của họ, và thậm chí có khả năng là nguồn gốc gia đình của họ.

Các kết quả cuối cùng sẽ được trình bày trong một cuộc triển lãm tại bảo tàng và một cuốn sách về những người đã thiệt mạng trên tàu chiến ma Vasa.

Cập nhật: 04/07/2024 NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video