Tàu Curiosity dịch chuyển thử nghiệm trên Sao Hỏa

Ngày 22/8, hơn hai tuần sau khi hạ cánh an toàn xuống Sao Hỏa, tàu thăm dò tự hành Curiosity đã thực hiện thành công hành trình di chuyển thử nghiệm đầu tiên trên Hành tinh Đỏ.

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, sau khi được kiểm tra để đảm bảo các hệ thống của tàu, đặc biệt là hệ thống chuyển động, hoạt động thông suốt, tàu Curiousity đã rời khỏi vị trí đáp xuống và có những "bước đi" đầu tiên.

Theo các nhà khoa học, phòng thí nghiệm khoa học di động này đã tiến 4,5 mét về phía trước, sau đó rẽ phải ở một góc vuông 90 độ rồi đi giật lùi 2,5 mét. Như vậy, sau hành trình kéo dài 16 phút này, tàu Curiosity đã dịch chuyển được một quãng khoảng 6 mét từ nơi nó hạ cánh - được đặt tên "Bradbury Landing" nhằm tôn vinh nhà văn khoa học viễn tưởng nổi tiếng Ray Bradbury vừa qua đời.

Trong thời gian di chuyển, tàu Curiosity đã gửi về Trái Đất thêm nhiều hình ảnh chụp bề mặt Sao Hỏa, trong đó có những hình ảnh ghi lại những "dấu chân" đầu tiên của chính robot này.

Theo NASA, sắp tới tàu Curiousity sẽ tiến hành thêm nhiều thử nghiệm trước khi chính thức bắt đầu sứ mệnh tìm kiếm và nghiên cứu dấu hiệu của sự sống trên Hành tinh Đỏ trong hai năm.

Mục tiêu chính của Curiosity là Đỉnh núi Sharp nằm cách vị trí mà con tàu tự hành này đáp xuống khoảng 20km. Đỉnh núi này bao gồm nhiều lớp đất đá hình thành qua thời gian.

Bằng cách sử dụng các công cụ khoa học, Curiosity sẽ kiểm tra các phân tử hữu cơ, những yếu tố cho thấy Hành tinh Đỏ liệu đã từng có sự sống hay chưa. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định Curiosity sẽ mất gần một năm để hoàn tất lộ trình này, phụ thuộc vào thời gian dừng để thực hiện các nghiên cứu trong chuyến đi.

Trước khi khám phá Đỉnh núi Sharp, Curiosity sẽ thực hiện chuyến hành trình ngược lại đến một địa điểm gần đó có tên "Glenelg" để tiến hành phân tích ba loại địa chất tại đây. Theo các nhà khoa học, cái tên "Glenelg" có thể được đọc xuôi và ngược, và phù hợp với ý nghĩa hành trình đầu tiên của Curiosity bởi chiếc tàu tự hành này phải quay ngược lại Đỉnh núi Sharp sau khi khám phá Glenelg.

Dự kiến, Curiosity sẽ phải mất khoảng hơn hai tháng để đến địa danh trên và lưu lại đó khoảng một tháng.

Dự án phòng thí nghiệm khoa học Sao Hỏa Curiosity trị giá 2,5 tỷ USD là sứ mệnh nghiên cứu sinh học vũ trụ đầu tiên của NASA kể từ sau các tàu thăm dò Viking hồi những năm 1970.

Con tàu này có kích thước tương tự một chiếc ôtô và tổng trọng lượng khoảng 900kg, nặng gấp 5 lần tàu thăm dò Spirit và Oppoturnity, đã từng lên Sao Hỏa hồi năm 2004. Sứ mệnh của phòng thí nghiệm tỷ đô này là nhằm tìm kiếm dấu hiệu của sự sống hiện tại hoặc hỗ trợ sự sống trong quá khứ trên Sao Hỏa. Ngoài ra, nó cũng được dùng để nghiên cứu môi trường tại đây, chuẩn bị cho việc đưa con người lên hành tinh này trong những năm tới.

Theo Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video