Tên lửa đẩy Falcon-9 đáp xuống dàn phóng ở biển thất bại

Tên lửa đẩy Falcon-9 của SpaceX (Mỹ) ngày 17/1 sau khi phóng lên đưa vệ tinh Jason-3 vào quỹ đạo và quay về trái đất, hạ thẳng đứng xuống một sàn đáp ngoài Thái Bình Dương nhưng bị hỏng 1 càng đáp khiến vụ hạ cánh bị thất bại.

Theo Los Angeles Times, trước đó hồi tháng 12/2015, tên lửa này làm mọi người kinh ngạc khi phóng lên vũ trụ và quay về, đáp thẳng đứng xuống một vị trí gần nơi nó đươc phóng đi. Điều này mở ra triển vọng tên lửa Falcon-9 sẽ được sử dụng nhiều lần để phóng vệ tinh thay vì chỉ dùng 1 lần như các tên lửa khác hiện nay.


Khoảnh khắc tên lửa đẩy Falcon-9 chuẩn bị hạ xuống dàn đáp ngoài biển Thái Bình Dương ngày 17/1/2016 (giờ Los Angeles) - (Ảnh: SpaceX).

Tuy nhiên đây là lần thứ ba việc cho tên lửa hạ xuống dàn đáp ngoài biển bị thất bại.

Tỉ phú Elon Musk (chủ nhân SpaceX và là chủ hãng xe điện Tesla) viết trên Twitter rằng tốc độ khi đáp xuống của tên lửa rất tốt, đáng tiếc là một trong 4 càng đáp của nó bị hỏng khi tiếp xúc dàn đáp trên biển làm tên lửa đổ kềnh xuống dàn đáp này và nổ tung, hư hại nặng.

Lúc 10 giờ 42 sáng 17/1 (giờ Los Angeles, Mỹ), tên lửa đẩy Falcon-9 từ căn cứ không quân Vandenberg (phía bắc Los Angeles, bang California) đã khai hoả bay vào không trung, mang theo vệ tinh khảo sát đại dương Jason-3 của châu Âu và Mỹ. Sau khi tách tầng 1 đưa vệ tinh vào quỹ đạo ở độ cao 1.336km, phần còn lại của tên lửa (cao bằng toà nhà 14 tầng) quay về trái đất, dự tính đáp xuống một dàn đáp nổi ngoài Thái Bình Dương, cách San Diego (California) khoảng 360km về phía tây.


Tên lửa đẩy Falcon-9 chuẩn bị xuất phát, mang theo vệ tinh Jason-3 - (Ảnh: SpaceX).


Dàn đáp nổi ngoài biển Thái Bình Dương, gần San Diego (California) chờ Falcon-9 hạ xuống - (Ảnh: SpaceX).

Vụ đáp xuống của tên lửa Falcon-9 lẽ ra là một thành công tương tự điều đã thực hiện hồi ngày 22/12/2015 qua, khi tên lửa từ từ hạ thẳng đứng xuống dàn đáp nổi trên biển, 4 càng đáp bên dưới bung ra để tên lửa đứng được trên sàn khi đáp xuống.

Tuy nhiên 1 trong 4 càng đáp này đã không cố định vị trí được, khiến tên lửa sau khi đáp xuống sàn đã bị mất thăng bằng vì chỉ còn 3 chân, và đổ kềnh xuống sàn, nổ tung.

Tuy thất bại nhưng đây cũng là một thành công đáng nể của SpaceX với ý tưởng thu hồi tên lửa đẩy để tái sử dụng. Hai lần trước SpaceX cũng từng thất bại với việc cho tên lửa đáp xuống dàn đáp trên biển ở Đại Tây Dương. Còn ngày 22/12/2015 qua, Falcon-9 sau khi phóng vệ tinh đã quay về đáp thẳng đứng thành công tại vị trí đã định, cách nơi phóng khoảng 10km.


Tuy nhiên một trong 4 càng đáp của tên lửa Falcon-9 đã không cố định được vị trí nên tên lửa đổ kềnh ra sàn đáp và nổ tung, ngày 17/1/2016 - (Ảnh: SpaceX)

Xem khoảnh khắc tên lửa đẩy Falcon-9 đáp xuống dàn đáp và đổ kềnh, nổ tung vì 1 càng đáp của nó bị hư hỏng:

Cập nhật: 20/01/2016 Theo thanhnien
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video