Hai vệ tinh sượt qua nhau với tốc độ 52.800km mỗi giờ

Vệ tinh IRAS và GGSE-4 nhiều khả năng đã thoát khỏi nguy cơ va chạm phía trên thành phố Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ, lúc 6h39 sáng 30/1 (giờ Hà Nội).


Vệ tinh IRAS trên quỹ đạo Trái Đất. (Ảnh: NASA).

Trước đó, hệ thống radar mặt đất của LeoLabs, công ty quan sát các vật thể hoạt động ở quỹ đạo Trái Đất thấp (LEO), theo dõi đường bay của vệ tinh IRAS và vệ tinh GGSE-4. Công ty này cảnh báo, chúng có thể bay qua cách nhau chỉ 15-30 m với tỷ lệ va chạm là khoảng 1/100, rất cao so với tiêu chuẩn trong vũ trụ.

IRAS phóng lên không gian năm 1983 còn GGSE-4 phóng lên không gian năm 1967. Hai vệ tinh này đều đã dừng hoạt động. So với các mảnh rác vũ trụ khác, chúng có kích thước khá lớn.

Các nhà thiên văn chuyên nghiệp và nghiệp dư theo dõi hai vệ tinh sáng 30/1 đều không phát hiện dấu hiệu va chạm. Jan Kansky, kỹ sư tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian, ghi lại video IRAS bay ra khỏi vùng nguy hiểm.

Nếu xảy ra va chạm, hai vệ tinh sẽ vỡ và tạo thêm các mảnh rác vũ trụ. Tuy nhiên LeoLabs cũng xác nhận, hệ thống radar của mình không phát hiện có mảnh vỡ mới.

IRAS và GGSE-4 sẽ tiếp tục trôi nổi trên quỹ đạo một thời gian nữa. Với loạt vệ tinh Starlink của SpaceX và nhiều vệ tinh khác sắp phóng lên không gian, nguy cơ xảy ra các vụ va chạm có thể sẽ tăng lên.

Cập nhật: 31/01/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video