Tên lửa mạnh nhất thế giới rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan

Ngày phóng tên lửa Starship đã được đưa ra, song SpaceX vẫn chưa có được giấy phép từ Chính phủ nước này. Điều này khiến NASA như ngồi trên đống lửa.

Lý do NASA đã lựa chọn tên lửa Starship để vận chuyển phi hành gia lên Mặt trăng dự kiến vào năm 2024.

SpaceX tuyên bố: "Lần phóng thử nghiệm tên lửa Starship có thể bắt đầu vào ngày 17/11". Song khi cơ quan này đã sẵn sàng cho vụ phóng tới đây, Elon Musk đang chờ Cục Hàng không Liên bang (FAA) và các tổ chức khác phê duyệt theo quy định.


Tên lửa Starship được thiết kế để có thể tái sử dụng hoàn toàn, nó được NASA lựa chọn để đưa phi hành gia lên Mặt trăng trong chương trình Artemis (Ảnh: Space).

NASA nóng lòng chờ đợi

Trong khi, NASA đang theo dõi sát sao vụ thử nghiệm từ SpaceX. Nếu như sự kiện tới đây thất bại, chương trình Artemis, đưa con người lên Mặt trăng dự kiến vào năm 2024 của NASA sẽ bị ảnh hưởng.

Vụ phóng từ bãi phóng Starbase, bang Texas tới đây sẽ đánh dấu chuyến bay thử nghiệm thứ hai của SpaceX đối với tên lửa lớn nhất thế giới Starship. Cơ quan này đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 4, nhưng nó phát nổ ngay sau khi cất cánh.

"Starship chuẩn bị phóng sớm nhất vào ngày 17/11, chúng tôi đang chờ phê duyệt cuối cùng từ cơ quan quản lý", SpaceX chia sẻ trên mạng xã hội X.

Giám đốc điều hành Elon Musk, cho biết thêm rằng việc tên lửa Starship có ra mắt trong tháng này hay không phụ thuộc vào sự chấp thuận từ Chính phủ đối với chuyến bay thử nghiệm.

Starship đã được nâng cấp

Starship là tên lửa mạnh nhất thế giới. Nó cao gần 121 mét, có thể mang tải trọng lên đến 165 tấn và được thiết kế để có thể tái sử dụng hoàn toàn.

SpaceX đặt mục tiêu sử dụng Starship để vận chuyển người và hàng hóa cho các sứ mệnh không gian sâu, cũng như phục vụ chuyến bay vòng quanh Mặt trăng cho khách du lịch vũ trụ mà cơ quan này đã mở những gói bán dịch vụ trước đó.

Đáng chú ý, tên lửa này cũng là phương tiện vận chuyển phi hành gia trong sứ mệnh Artemis của NASA lên Mặt trăng. Nhưng trước tiên, tên lửa Starship phải chứng minh rằng nó đã sẵn sàng phục vụ và an toàn.


Tên lửa Starship trong lần thử nghiệm đầu tiên, nó đã buộc phải cho phát nổ sau vài phút cất cánh. (Ảnh: 2GB).

SpaceX đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm Starship đầu tiên vào ngày 20/4, nhưng tên lửa đã gặp sự cố về giai đoạn tách tầng tên lửa và một số trong tổng 33 động cơ Raptor của hệ thống đẩy đầu tiên đã không hoạt động ổn định.

Điều này buộc các nhà khoa học ở trung tâm điều hành cho tên lửa phát nổ trên bầu trời, vài phút sau khi cất cánh.

Đối với chuyến bay thử nghiệm sắp tới, SpaceX đã sửa đổi một số quy trình. Cụ thể, trong giai đoạn tách tầng, động cơ đẩy tầng thứ hai sẽ được kích hoạt trong khi nó vẫn được gắn vào hệ thống đẩy thứ nhất.

Các kỹ sư SpaceX cũng đã phát triển một hệ thống thoát sóng âm mới trong quá trình tên lửa cất cánh.

Chuyến bay thử nghiệm thứ hai có kế hoạch tương tự như lần đầu tiên, SpaceX sẽ phóng tên lửa tới một địa điểm trong không gian và hạ cánh ngoài khơi đảo Hawaii, để kiểm tra kỹ thuật quay trở lại từ tên lửa này. Hệ thống tên lửa đẩy tầng thứ nhất sau khi hoàn thành giai đoạn tách tầng, sẽ đáp xuống Vịnh Mexico.

Chuyến bay thử đầu tiên của tên lửa Starship đã cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm góp phần trực tiếp vào một số nâng cấp cho cả phương tiện và cơ sở hạ tầng mặt đất, nhằm cải thiện khả năng thành công trên các chuyến bay trong tương lai.

Chuyến bay thử nghiệm thứ hai sẽ ra mắt hệ thống phân tách giai đoạn nóng và hệ thống Điều khiển vectơ lực đẩy (TVC) điện tử mới cho các động cơ Raptor. Các kỹ sư cũng đã nâng cấp vật liệu gia cố cho nền đệm, bộ phận làm lệch ngọn lửa, hệ thống làm mát mới cùng nhiều thiết bị khác được cải tiến.

SpaceX đã chế tạo một hệ thống chống ngập nước mới để bảo vệ bệ phóng quỹ đạo và tên lửa Starship khỏi sức mạnh khổng lồ từ 33 động cơ Raptor được trang bị trên hệ thống đẩy đầu tiên.

Đánh giá môi trường đang được hoàn thành

Trong chuyến bay thử nghiệm vào ngày 20/4, hệ thống động cơ này đã tạo ra một miệng hố lớn bên dưới bệ phóng, đẩy các mảnh vụn và khối bê tông rơi trở lại cơ sở Starbase và khu vực xung quanh.

Hệ thống thoát lũ từ bãi phóng cũng đã gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực. Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ đang xem xét để hiểu tác động môi trường mà nó có thể gây ra đối với đời sống động vật và thực vật trong Khu bảo tồn Động vật hoang dã Boca Chica.

Song song với đó, FAA hiện tiếp tục thực hiện đánh giá môi trường. Cơ quan này đang tham khảo ý kiến của Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Hoa Kỳ (USFWS) về Đánh giá sinh học theo Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng, trước khi giấy phép phóng được cấp cho SpaceX.

Vì thế, tuyên bố của SpaceX cho sự kiện phóng ngày 17/11 tới đây vẫn chưa được chắc chắn.

Cập nhật: 13/11/2023 Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video