Thảm hoạ Thiên nhiên sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn

Trái đất dường như là hành tinh hoạt động nhiều hơn và nguy hiểm hơn so với trước đây. Kết quả được cung cấp dựa trên các báo cáo do phương tiện truyền thông đại chúng công bố, căn cứ vào nhiều thảm hoạ thiên nhiên gần đây. Nhưng cái nhìn toàn cảnh hơn phát hiện ra rằng không phải người Mẹ thiên nhiên đã thay đổi khí hậu mà sự thay đổi này phụ thuộc vào con người.

Kéo theo việc không phát triển thêm đất và tăng độ phì nhiêu mầu mỡ cho đất trồng, con người lại đang gia tăng các tác động tới các vùng dễ xảy ra thảm hoạ tự nhiên.

Điều này đã tạo điều kiện cho sự gia tăng cấp độ của các thảm hoạ thiên nhiên tại các khu vực thường xảy ra các sự kiện như động đất và bão, để lại những thiệt hại nặng nề về vật chất và cuộc sống của con người.

Trong khi đó, khi tiến hành sắp xếp những sự kiện thiên nhiên chính gây chết người, đưa ra một năm bất kỳ thì những thiệt hại về mạng sống do mẹ thiên nhiên gây ra đã có những biến đổi lớn.

Chúng ta đã bị chết như thế nào

Trong năm nay ước chừng khoảng 61.000 người chết do các thảm hoạ thiên nhiên, khoảng 50.000 người là nạn nhân của trận động đất mạnh 7.6 độ richter xảy ra ở Pakistan ngày 7/10 vừa qua. Tương ứng với con số này, năm 2004, 60% trong tổng số những người chết vì các thảm hoạ thiên nhiên là nạn nhân của trận sóng thần ở Ấn Độ Dương.

Debarati Guha-Sapir, giám đốc trung tâm nghiên cứu bệnh dịch của thảm hoạ ở Brussels, Bỉ cho biết. Xa hơn nữa, sự phân bố các thảm hoạ thiên nhiên trong năm 2005 cũng tương tự như năm 2004. Mặc dù vậy, Guha-Sapir đã cảnh báo rằng vẫn còn sớm để đưa ra những so sánh chính xác giữa hai năm, lưu ý rằng trận sóng thần ngày 6/12 đã tấn công Indonesia và cướp đi sinh mạng của 130.000 người. Các thảm hoạ tự nhiên khác trong năm 2005 để lại hậu quả nặng nề cho cuộc sống của con người gồm

- Một trận động đất nghiêm trọng 8.7 độ richter tấn công Indonesia ngày 28 tháng 3 cướp đi sinh mạng của hơn 1.600 người. 

- Cơn bão Katrina, cơn bão đã tấn công vịnh bờ biển vào cuối tháng 8 cướp đi sinh mạng của hơn 1.200 người. 

- Cơn bão Stan, cơn bão đã gây ra các trận lũ lụt ở các quốc gia dọc vùng Nam Mỹ theo con số thống kê đã cướp đi sinh mạng của 1.153 người khi nó tràn vào đất liền ngày 4 tháng 10.

Cơn bão Katrina, cơn bão ước tính đã gây ra thiệt hại khoảng 200 tỷ đô la vì sự tàn phá, là thảm hoạ thiên nhiên gây tổn thất vật chất lớn nhất xảy ra trong năm nay. Cơn bão Katrina cũng là thảm hoạ thiên nhiên gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Tất cả các con số thống kê này đã làm lu mờ rất nhiều sự so sánh với những cái chết hàng năm do chiến tranh, nạn đói kém và sự lây lan của dịch bệnh gây ra.

Sự gia tăng các thảm hoạ thiên nhiên

Theo cơ quan trợ giúp thảm hoạ nước ngoài Mỹ (OFDA), CRED đã duy trì một cơ sở dữ liệu các thảm hoạ khẩn cấp được gọi là EM-DAT. Một sự kiện được phân vào loại một thảm hoạ thiên nhiên nếu nó giết chết 10 hay nhiều hơn hoặc làm cho ít nhất là 100 người bị thương, không nhà cửa, phải chuyển chỗ ở hay phải di tản.

Một sự kiện cũng sẽ nằm trong kho dữ liệu nếu một quốc gia tuyên bố nó là một thảm hoạ tự nhiên hoặc nếu sự kiện đó buộc quốc gia phải ra lời kêu gọi trợ giúp quốc tế.

Theo EM-DAT-kho dữ liệu các thảm hoạ thiên nhiên khẩn cấp, tổng số các thảm hoạ tự nhiên được công bố hàng năm đều tăng đều đặn trong các thập kỷ gần đây, từ 78 thảm hoạ năm 1970 lên tới 348 thảm hoạ năm 2004.

Dựa trên các thông báo của phương tiện truyền thông và sự phát triển truyền thông liên lạc Guha-Sapir cho biết sự phân chia của các thảm hoạ cho từng khu vực đã không tuân theo tự nhiên. Một căn cứ khác để đánh giá là bắt đầu vào những năm 1980, các hãng giống như là CRED và cơ quan phát triển quốc tế Mỹ đã bắt đầu tích cực quan sát các thảm hoạ thiên nhiên.

Guha-Sapir cho biết mặc dù vậy, khoảng 2/3 sự gia tăng thuộc tự nhiên và đáp số của sự gia tăng được gọi là thảm hoạ khí tượng học – khí hydro. Các thảm hoạ này gồm hạn hán, sóng thần, bão lớn, bão nhiệt đới và lũ lụt, vẫn đang gia tăng so với hơn 25 nam trước đây.

Năm 1980, chỉ có khoảng 100 thảm hoạ thiên nhiên mỗi năm nhưng con số này đã tăng lên hơn 300 thảm hoạ một năm kể từ năm 2000.

Nằm trong sự tương phản, các thảm hoạ địa chất tự nhiên như sự phun trào của núi lửa, các trận động đất, các vụ lở đất và tuyết lở vẫn xảy ra đều đặn trong các thập kỷ gần đây.

Điều gì sẽ tiếp diễn?

Các nhà khoa học tin rằng sự tăng các thảm hoạ khí tượng học- khí hyđrô là kết quả tất nhiên của sự liên kết giữa tự nhiên và các yêú tố do con người tạo ra. Cảnh báo toàn cầu cho biết sự gia tăng nhiệt độ của các châu lục trên trái đất và bầu khí quyển, ảnh hưởng tới cường độ mạnh hơn của các cơn bão.

Sự biến đổi của tự nhiên trong thập kỷ, trong tính chất thường xuyên và cường độ mạnh của các cơn bão cũng được tin rằng có sự đóng góp của các yếu tố phi tự nhiên, khi diễn ra những thay đổi bất thường của lớp nhiệt độ rộng trong các dòng hải lưu nhiệt đới ở phía đông Biển Thái Bình Dương. Hiện tượng El Nino và La Nina là hai hiện tượng tiêu biểu được biết tới do những thay đổi này gây ra.

Con người cũng gia tăng tác động tới tự nhiên bằng quá trình đô thị hoá nhanh và không có kế hoạch tại những khu vực dễ xảy ra lũ lụt. Điều này làm tăng khả năng xảy ra các trận lũ quét và lũ ven biển phá huỷ các thành thị và làng mạc của con người.

Theo báo cáo tháng 3 của Ngân hàng thế giới, hơn 160 quốc gia có hơn ¼ dân số sống trong các khu vực có 1 hoặc nhiều thảm hoạ tự nhiên gây tỷ lệ người thương vong cao.

Đài Loan được xếp ngoài các khu vực dễ bị các thảm hoạ tự nhiên tấn công nhất của trái đất với 73% diện tích đất và tổng dân số của quốc gia bị đặt vào 3 hay nhiều tình thế đe doạ hơn.

Theo 24h
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video