Tháng 3 mùa hoa bưởi: Chuyên gia chỉ loạt bài thuốc chữa bệnh và làm đẹp

Lợi ích tuyệt vời của hoa bưởi

Hoa bưởi là một nguyên liệu phổ biến trong Đông y và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. 

Cứ mỗi độ tháng 3 về, hương bưởi tỏa ngan ngát lại theo gió đi khắp nơi. Khắp các nẻo đường, con phố, hoa bưởi bán đầy ắp. Người dân mua hoa bưởi về ướp mía để có món ăn vừa ngọt ngào vừa thanh tao, hoa bưởi đem đun nước gội đầu, làm tinh dầu dưỡng tóc... Đây không chỉ là món ăn tinh thần mà còn là quà tặng sức khỏe từ thiên nhiên trong kí ức người Việt.

Thật vậy! Trong Đông y, các lương y vẫn thường sử dụng các bài thuốc từ hoa bưởi để chữa hàng loạt bệnh thường gặp, không cần dùng kháng sinh. Dưới đây, lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam) sẽ chia sẻ những bài thuốc hay, dễ dùng, hợp mùa đến mọi người.


Khắp các nẻo đường, con phố, hoa bưởi bán đầy ắp.

PV: Trong Đông y, hoa bưởi thường được sử dụng để làm gì thưa lương y?

Lương y Vũ Quốc Trung: Từ rất lâu, hoa bưởi đã được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Chúng có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người, được sử dụng trong các bài thuốc Đông y.

Nguyên nhân bởi hoa bưởi chứa rất nhiều tinh dầu. Chúng không chỉ đem lại hương thơm dễ chịu, vẻ đẹp mộc mạc mà còn có tác dụng giải cảm, giải rượu, chữa đau dạ dày, đau đầu do mệt mỏi, giải tỏa stress, lo lắng, cải thiện sức khỏe tinh thần.

Ngoài ra, tinh dầu hoa bưởi có thể kết hợp cùng một số vị thuốc khác để chữa cảm mạo, đau bụng, tiêu đờm.

PV: Vậy trong Đông y, hoa bưởi được sử dụng để chữa những bệnh cụ thể nào, có công thức ra sao? Xin lương y chia sẻ.

Lương y Vũ Quốc Trung: Hoa bưởi đem lại rất nhiều tác dụng chữa bệnh cả về sức khỏe lẫn đời sống tinh thần, do đó, chúng ta nên tận dụng loại hoa này để chữa bệnh ngay hôm nay. Tôi xin gửi độc giả một số bài thuốc chữa bệnh, làm đẹp từ hoa bưởi như sau:

  • Nấc, ngáp vặt, khí trệ: Hoa bưởi 12g, đem hãm nước trà, cho thêm 1 thìa đường phèn. Sử dụng làm nước uống trong ngày sẽ giúp hết nấc, ngáp vặt nhanh chóng.
  • Đau bụng, đầy bụng: Hoa bưởi đun sôi, cho thêm đường phèn rồi uống sẽ chữa được đau bụng. Trong khi đó đun hoa bưởi lẫn trà cho đến sôi rồi uống trong ngày sẽ chữa được chứng đầy bụng.
  • Ho có đờm, táo bón: Hoa bưởi 4g, hoa đậu một bát, nước gừng nửa thìa, 1 thìa đường phèn. Đun hoa bưởi sôi, sau đó lọc nước bỏ bã, cho thêm nước gừng, đường, hoa đậu vào đun sôi, tắt bếp. Ăn cả nước lẫn cái sẽ giúp trừ đờm, thông đại tiện.


Mía ướp hoa bưởi.

  • Lưu thông khí huyết, đau dạ dày: Hoa bưởi 5g, đường phèn một thìa nhỏ. Cho khoảng 200ml nước vào hoa bưởi đun sôi 5 phút, sau đó cho thêm đường phèn rồi uống trong ngày sẽ giúp khí huyết lưu thông, giảm đau dạ dày.
  • Làm đẹp: Chị em có thể sử dụng hoa bưởi để chưng cất thành tinh dầu giúp tóc mọc nhanh, nhiều hơn, tắm rửa, xông hơi… mà không cần phải lo lắng mua tinh dầu trên mạng không đảm bảo chất lượng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm nước hoa bưởi để sử dụng ăn kèm chè, bánh hoặc uống nước giải khát cũng rất tốt cho sức khỏe. Hoặc sử dụng hoa bưởi tươi để nấu nước gội đầu, làm thơm tóc.

Tinh dầu hoa bưởi hay tinh dầu bưởi nói chung có tác dụng ngăn ngừa gàu, rụng tóc, nấm da đầu và kích thích mọc tóc vì có các thành phần có khả năng sát khuẩn như linalot và nerolidol.


Trong hoa bưởi có chất sát khuẩn nên rất hữu ích đối với người bị cảm cúm, cảm lạnh...

Bạn cũng có thể mua hoa bưởi về đun sôi trong nồi nước to rồi xông hơi. Trong hoa bưởi có chất sát khuẩn nên rất hữu ích đối với người bị cảm cúm, cảm lạnh, có thể hỗ trợ chữa bệnh đường hô hấp. Bệnh cảm lạnh thường xuất hiện vào những ngày tiết trời thất thường như hiện tại, bạn rất dễ bị nhức đầu, sổ mũi, chóng mặt, mệt mỏi… Do đó, một nồi nước xông bằng hoa bưởi vào mỗi cuối tuần là sự lựa chọn hoàn hảo.

PV: Sử dụng hoa bưởi có cần lưu ý gì không? Xin lương y đưa ra những cảnh báo đến mọi người?

Lương y Vũ Quốc Trung: Hoa bưởi thơm, không độc nên có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, nếu hít hương bưởi và gặp các vấn đề khó chịu, dị ứng… thì bạn cần dừng lại ngay lập tức và đến thăm khám bác sĩ. Tùy cơ địa, một số người có thể không hợp hương bưởi thì không nên sử dụng.

PV: Xin cảm ơn lương y đã dành thời gian chia sẻ!

Cập nhật: 14/03/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video