Thay đổi thời tiết có thể gây ra hiện tượng đau đầu như thế nào?

Hầu hết chúng ta đều cảm thấy rất bình thường về cơn dông chiều thứ Bảy, hiểu rằng đây là lúc cần ở trong nhà và thư giãn. Nhưng đối với một số người, đó lại là dấu hiệu sớm cho thấy một cơn đau đầu sắp ập tới.

Hãy cùng đi tìm những bằng chứng khoa học lý giải cho việc một cơn giông hoặc những thay đổi về thời tiết thể gây ra hiện tượng đau đầu.

Những ngày gần đây, không khí lạnh liên tục tràn về các tỉnh miền Bắc, trong khi miền Trung mưa lũ, miền Nam thì thất thường mưa nắng. Thời tiết thay đổi khiến nhiều người bị cơn đau nhức đầu âm ỉ, khó chịu hành hạ.

Tác nhân mang tên thời tiết

Theo TS.BS Lê Văn Tuấn, Trưởng bộ môn Thần kinh - Trường Đại học Y Dược TP HCM, Chuyên gia Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, có 3 dạng đau đầu theo mùa thường gặp là đau đầu migraine vào mùa hè, đau đầu cụm vào mùa xuân và đau đầu dị ứng vào mùa thu. Đau đầu lúc chuyển mùa thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, áp suất không khí... Các tác nhân này tác động khiến mạch máu trong sọ bị co giãn bất thường, đồng thời tăng phản viêm, làm khởi phát cơn đau đầu.

Ví dụ, một nghiên cứu đăng tải trên trang Cephalalgia đã khảo sát hơn 1.200 người bị mắc chứng đau nửa đầu. Kết quả là, thời tiết được liệt vào một trong bốn nguyên nhân gây đau đầu phổ biến nhất, với tần suất xuất hiện ở gần 50% số người tham gia.

Một nghiên cứu khác, đăng tải tại The Journal of Headache and Pain, được thực hiện trên 120 người có chứng đau nửa đầu hoặc bất kì loại đau đầu do căng thẳng nào khác. Người ta cũng kết luận rằng thời tiết là một trong những tác nhân phổ biến nhất.


Thời tiết được liệt vào một trong bốn nguyên nhân gây đau đầu phổ biến nhất.

Tuy vậy, những nghiên cứu về tác động của thời tiết lên chứng đau đầu và đau nửa đầu lại có kết quả không nhất quán. Tức là, ở một vài nghiên cứu người ta thấy rằng một số thay đổi cụ thể về thời tiết có thể gây ra hoặc kéo dài hiện tượng đau đầu/đau nửa đầu, nhưng ở một số nghiên cứu khác, các nhà khoa học lại không thể chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa thời tiết và đau đầu.

Còn những cơn dông thì sao?

Lúc này chắc bạn đang thắc mắc xem liệu mưa dông có thể gây đau đầu hoặc đau nửa đầu được hay không. Nhiều người chắc không thể quên được tình cảnh đi làm hoặc ở nhà trong một ngày mưa u ám và ẩm ướt kèm theo cơn đau đầu dai dẳng không dứt. Phải chẳng đây là hậu quả của cơn dông sáng nay? Với nhiều người, và thậm chí là một vài chuyên gia, câu trả lời sẽ là "đúng vậy".

Trong cơn dông, dòng khí nóng và lạnh tiếp xúc với nhau, tạo ra sự chênh lệch cực lớn về áp suất khí quyển. Hiện tượng này tạo ra những yếu tố cơ bản của mọi cơn dông như gió to và mưa lớn. Sự thay đổi về áp suất khí quyển còn có thể kích thích chứng đau đầu, bao gồm cả đau nửa đầu, đau do căng thẳng hay đau do bệnh xoang. Song, luận điểm khẳng định rằng cơn dông gây đau đầu vẫn còn là một hiện tượng còn nhiều nghi vấn.

Ngoài ra, đi cùng với mỗi cơn dông sẽ là hiện tượng sấm chớp. Tạp âm khí quyển (Sferic) – những xung điện tử tạo ra bởi tia sét – cũng có thể kích thích hiện tượng đau nửa đầu. Cũng giống với những cơn dông, hiện tượng này vẫn đang gây nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia.

Áp suất khí quyển và chứng đau đầu

Bàn về áp suất khí quyển, một nghiên cứu trên trang Internal Medicine, đã khảo sát một nhóm nhỏ người tham gia đang sống với chứng đau nửa đầu tại Nhật Bản. Những người hỏi đã phải ghi lại nhật khí đau đầu trong một năm. Trong bản ghi của phân nửa số người tham gia, áp suất khí quyển thấp được cho là nguyên nhân gây đau nửa đầu. Không chỉ vậy, kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy rằng một nửa số người được khảo sát có tần suất đau đầu nhiều hơn vào ngày liền kề sau với ngày mà áp suất khí quyển xuống thấp.

Mặt khác, một nghiên cứu lớn trên Headache cũng đã khảo sát 900 bệnh nhân đau nửa đầu, nhưng lại không thể tìm ra được liên hệ giữa cơn đau nửa đầu và hiện tượng sụt giảm áp suất khí quyển.

Tựu trung lại thì hiện vẫn chưa có bằng chứng về khoa học vững chãi nào lý giải cho việc những thay đổi về thời tiết gây ra chứng đau đầu. Dẫu vậy, nếu đây là nguyên nhân thường xuyên kích thích chứng đau đầu ở bạn, điều cần thiết khi ấy chính là luôn sẵn sàng kiểm soát cơn đau của mình mỗi khi thấy dấu hiệu của cơn mưa (hoặc bất kì yếu tố về mặt thời tiết nào) đang tới gần.

Ngoài ra bạn cũng có thể tự tạo một sổ tay ghi chép hiện tượng đau đầu để có thể làm thông tin tham khảo cho bác sỹ từ đó tìm ra được những giải pháp để ngăn ngừa hoặc làm giảm tác động của cơn đau trong lần thay đổi về thời tiết tiếp theo.

Cách phòng ngừa và cải thiện đau đầu lúc chuyển mùa

Dù không thể ngăn chặn hoàn toàn cơn đau đầu bùng phát khi thời tiết ẩm ương, nhưng theo TS.BS Lê Văn Tuấn, áp dụng những cách sau đây sẽ giúp hạn chế tình trạng này xuống mức thấp nhất có thể.

Theo dõi diễn biến thời tiết mỗi ngày

Tập thói quen theo dõi bản tin dự báo thời tiết hoặc tải ứng dụng áp kế số về điện thoại để cập nhật áp suất khí quyển mỗi ngày. Cách này sẽ giúp bạn biết trước những thay đổi bất ngờ của thời tiết, từ đó chủ động bảo vệ bản thân trước khi cơn nhức đầu ập đến chẳng hạn: mang theo thuốc giảm đau bên người, mặc đủ ấm khi trời chuyển lạnh, đội mũ chống nắng và đeo kính râm khi ra ngoài vào thời điểm nóng nhất...

Giữ đủ nước cho cơ thể

Thiếu nước hay mất nước là nguyên nhân khiến bạn dễ bị đau đầu trong những ngày thời tiết thất thường, nhất là khi độ ẩm tăng cao. Do đó, người bị đau đầu nên uống nhiều nước hơn người bình thường (trung bình 8-14 cốc nước mỗi ngày). Lượng nước nạp vào có thể thay đổi tùy vào cân nặng, giới tính, cường độ hoạt động của cơ thể. Người hay đau đầu nên giữ một chai nước bên cạnh giường để khi khát có thể uống ngay hoặc tải ứng dụng nhắc uống nước để không quên uống nước hàng ngày.


Thiếu nước là một trong những nguyên nhân gây đau đầu nên đặt chai nước cạnh giường để bạn có thể uống ngay khi khát. (Ảnh: Shutterstock).

Tắm nước ấm

Thư giãn trong làn nước ấm có thể làm giảm nhẹ cơn đau đầu khi áp suất không khí lên xuống bất thường. Ngoài tắm nước ấm, bạn cũng có thể xông hơi bằng nước nóng để khơi thông các xoang não, mang lại cảm giác thư thái.

Ăn uống khoa học, bổ sung chất chống gốc tự do

Chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường thực phẩm giàu magiê như rau xanh đậm, cá, trái bơ, chuối... được cho là có thể góp phần giảm các thụ thể đau trong não và ngăn thu hẹp các mạch máu trong não. Ngoài ra, bổ sung vitamin B thông qua món ăn từ hàu, cá hồi, thịt bò, trứng... giúp giảm bớt tác động của căng thẳng, hỗ trợ cải thiện đau đầu do thời tiết.

Theo TS.BS Lê Văn Tuấn, những người thường xuyên bị đau đầu khi chuyển mùa nên bổ sung sản phẩm có chứa tinh chất chống gốc tự do như Blueberry và Ginkgo Biloba. Đây là bộ đôi dưỡng chất được chứng minh khả năng vượt qua hàng rào máu não, góp phần chống oxy hóa, hỗ trợ trung hòa gốc tự do, từ đó bảo vệ cấu trúc thành mạch, tăng cường máu lên não, cải thiện tình trạng đau đầu, đau nửa đầu do thời tiết.


Với cấu trúc phân tử nhỏ, Blueberry có khả năng trung hòa gốc tự do, hỗ trợ tăng cường kết nối thần kinh, góp phần giảm đau đầu. (Ảnh: Shutterstock).

Tự xoa bóp

Xoa bóp giúp giảm căng cơ và cải thiện lưu lượng máu đến não bộ, nhờ đó xoa dịu cơn đau đầu. Mỗi người có thể tự xoa bóp đầu cho bản thân bằng cách ngồi trên một chiếc ghế với tư thế thoải mái nhất, rồi dùng các đầu ngón tay di chuyển xung quanh đầu theo chuyển động tròn. Xoa bóp với tinh dầu thiên nhiên (dầu tràm, dầu oải hương...) trong 5 phút có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn.

Chườm lạnh

Đắp một chiếc khăn đã làm mát hoặc gói gel lạnh lên vị trí đang đau nhói khoảng 20 phút sẽ giúp đầu óc dễ chịu và nhẹ nhàng, chườm lạnh 2-3 lần/ngày nếu cơn đau đầu kéo dài.

Ngủ đúng giờ và đủ giấc

Sự gián đoạn giấc ngủ (ngủ quá nhiều hoặc quá ít) khiến cơ thể nhạy cảm hơn với thời tiết, làm tăng nguy cơ khởi phát chứng đau đầu. Bạn nên đảm bảo ngủ đúng giờ (đi ngủ cùng một khoảng thời gian mỗi đêm) và ngủ đủ giấc (trung bình 7-8 tiếng/ngày).

Luyện tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn vừa có thể làm giảm mức độ đau, vừa giảm tần suất tái phát cơn đau đầu nhờ tác dụng điều hòa căng thẳng. Mỗi ngày, bạn nên dành khoảng 30 phút đến một tiếng để tập thể dục, có thể chạy bộ, đạp xe, tập yoga hoặc khiêu vũ, chơi tennis... tùy theo sở thích.

TS.BS Lê Văn Tuấn khuyến cáo, để cắt cơn đau đầu do thời tiết, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) hoặc thoa kem/gel giảm đau và thuốc chống buồn nôn (nếu cơn đau đầu khiến bạn buồn nôn). Tuy nhiên, nếu bạn đã dùng thuốc giảm đau hoặc áp dụng đầy đủ những giải pháp trên nhưng cơn đau đầu không biến mất hãy đến thăm khám bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Tuyệt đối không tự ý tăng liều thuốc giảm đau, gây tác dụng phụ nguy hiểm và làm cơn đau đầu khó kiểm soát hơn.

Cập nhật: 01/11/2021 Theo vnreview/VNE
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video