Thay đổi ứng cử viên cho việc săn tiểu hành tinh

Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa phát hiện một tiểu hành tinh mới có kích cỡ, khối lượng và tốc độ quay phù hợp với kế hoạch "săn" tiểu hành tinh đầy tham vọng của tổ chức này nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu vũ trụ.

>>> NASA tung video giả định “tóm” các tiểu hành tinh

Trong tuyên bố ngày 19/6, NASA cho biết sau khi đo đạc bằng kính viễn vọng không gian Spitzer với công nghệ hồng ngoại tân tiến, các nhà khoa học xác định tiểu hành tinh 2011 MD dài khoảng 6m, nặng gần 100 tấn với lớp cấu tạo bên trong xốp (gồm 2 phần rỗng và 1 phần đá). Đây là các điều kiện "cần và đủ" để thực hiện sứ mệnh bắt tiểu hành tinh (ARM).


NASA phát hiện ra tiểu hành tinh mới. (Ảnh: NASA)

Tiểu hành tinh 2011 MD là ứng cử viên sáng giá thứ ba trong kế hoạch "săn" tiểu hành tinh của NASA ước tính tiêu tốn khoảng 1,2 tỷ USD.

Trước đó, NASA đã xác định được hai tiểu hành tinh có "tố chất" phù hợp, đó là 2009 BD 2013 EC20. Các chuyên gia NASA đang tiếp tục tìm kiếm các ứng viên tiềm năng.

ARM là dự án không gian đình đám của NASA, sử dụng tàu vũ trụ robot để "bắt giữ" các tiểu hành tinh lang thang gần Trái Đất và đưa chúng đi vào quỹ đạo ổn định quay quanh Mặt Trăng.

Theo kế hoạch, đến năm 2020, các nhà du hành vũ trụ sẽ tiếp cận các tiểu hành tinh này để lấy mẫu thí nghiệm mang về Trái Đất bằng tàu vũ trũ Orion. Mục đích của dự án nhằm thử nghiệm các công cụ mới để phục vụ tham vọng đưa con người lên Sao Hỏa trong tương lai.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video