Thấy trước ngày tàn của trái đất

Khi sử dụng kính thiên văn Hubble nghiên cứu thành phần khí quyển 4 ngôi sao lùn trắng, các nhà thiên văn học của Đại học Warwick (Anh) phát hiện được phần lớn vật chất trong khí quyển của chúng được tạo thành từ các nguyên tố có trong hệ mặt trời của chúng ta, như ô xy, ma giê, silicon, sắt.

>>> Video: Sự hợp nhất của hai ngôi sao lùn trắng

Đây là thành phần tạo nên 93% địa cầu, theo Reuters. Bên cạnh đó, họ cũng phát hiện một tỷ lệ thấp carbon, cho thấy những ngôi sao này từng có các hành tinh quay xung quanh trước đó.

Do sao lùn trắng là phần lõi còn lại của những ngôi sao khối lượng cực cao, đã trải qua quá trình cháy hết nhiên liệu, vật chất trong khí quyển của chúng nhiều khả năng là tàn tích của các hành tinh xấu số. Những hành tinh này có thể từng ở quỹ đạo an toàn với sao trung tâm, nhưng khi mặt trời của chúng nở ra, ngốn mất các hành tinh ở gần và làm gián đoạn các quỹ đạo của những hành tinh bên ngoài.

Kết quả là toàn bộ các hành tinh bị càn quét hết, chỉ để lại những đám mây bụi xung quanh sao lùn trắng. Các chuyên gia cho rằng đó là kịch bản tất yếu của chính hệ mặt trời của chúng ta trong vòng 4 đến 5 tỉ năm nữa.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video