Thế giới không chỉ có một bức tượng Nhân sư, vậy bạn có biết bức tượng Nhân sư thứ hai nằm ở đâu không?

Có thể bạn chưa biết: Trên thế giới không chỉ có một bức tượng Nhân sư vĩ đại ở Giza.

Một trong những công trình nổi tiếng nhất trong số nhiều công trình tráng lệ được xây dựng ở Ai Cập cổ đại là tượng Nhân sư vĩ đại ở Giza. Tượng Nhân sư được chạm khắc từ một khối đá vôi khổng lồ và mô tả một nhân sư với cơ thể của một con sư tử và khuôn mặt của một con người.

Tượng Nhân sư vĩ đại ở Giza là một trong những bức tượng dễ nhận biết nhất trên thế giới. Tuy nhiên, đây không phải bức tượng duy nhất, một tượng nhân sư khác có tên "tượng Nhân sư Balochistan" đã được phát hiện ở Pakistan.

Có nhiều ý kiến cho rằng tượng Nhân sư Balochistan không khác gì một cấu trúc đá được hình thành bởi thời gian và các yếu tố tự nhiên. Tuy nhiên vẫn có những người khác lại tin rằng nó là tượng Nhân sư bảo vệ phần còn lại của một ngôi đền Hindu.


Tượng Nhân sư Balochistan, còn được gọi là "Sư tử Balochistan", là một công trình kiến trúc bằng đá lớn trông rất giống với tượng Nhân sư vĩ đại ở Giza. Tượng Nhân sư Balochistan nằm trong Công viên Quốc gia Hingol, dọc theo Đường cao tốc Ven biển Makran, nối Karachi với Gwadar ở Pakistan.

Công viên Quốc gia Hingol được biết đến với những khối đá độc đáo, đã trở thành một điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng không lâu sau khi hoàn thành Đường cao tốc ven biển Makran.

Một giả thuyết nổi bật về tượng Nhân sư Balochistan là nó không được hình thành do sự xói mòn tự nhiên, thay vào đó đây là một cấu trúc nhân tạo. Chi tiết đáng chú ý nhất của tượng Nhân sư Balochistan là nó có hình dạng tổng thể khá giống tượng Nhân sư Ai Cập.


Trong các bức ảnh, tượng Nhân sư Balochistan dường như có đường viền hàm và các đặc điểm trên khuôn mặt được đục đẽo, bao gồm mắt, mũi và miệng. Giống như tượng Nhân sư của Ai Cập, tượng Nhân sư Balochistan trông giống như đang đội một chiếc mũ đội đầu Nemes.

Mũ đội đầu của Nemes là một chiếc khăn trùm đầu có sọc che phía sau đầu, cổ và đỉnh đầu. Hai vạt bên rủ xuống dưới tai, trước hai bên vai. Nemes được giữ cố định bằng một chiếc băng đô, và tượng Nhân sư Balochistan cũng có một rãnh ngang "trên trán tương ứng với dải băng đội đầu của Pharaoh, giữ Nemes cố định".

Tượng Nhân sư Balochistan cũng có các chân trước có thể nhận dạng được ở tư thế ngả và "các bàn chân rất rõ ràng". Những chi tiết này khó có thể được hình thành do tự nhiên, do đó nhiều người cho rằng đây chắc chắn là một kiến trúc nhân tạo.

Bibhu Dev Misra, nhà văn viết về lịch sử các nền văn minh cổ đại, người đã viết nhiều về tượng Nhân sư Balochistan, chỉ ra rằng nằm gần tượng nhân sư là một cấu trúc trông giống như một ngôi đền Hindu với những đặc điểm của những ngôi đền được tìm thấy ở miền Nam Ấn Độ.


Tượng Nhân sư Balochistan cũng có các chân trước có thể nhận dạng được ở tư thế ngả.

Misra chỉ ra rằng cấu trúc này có Mandapa (sảnh vào) và Vima (ngọn tháp). Tuy nhiên, phần trên của Vimana đã bị mất. Misra viết: "Một cái nhìn gần hơn về Đền Nhân sư cho thấy bằng chứng rõ ràng về những cây cột bằng đá được chạm khắc trên các bức tường của ngôi đền. Người ta có thể nhận ra những đường nét được điêu khắc. Nhìn chung, không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một ngôi đền nhân tạo, được khắc vào đá, có niên đại rất lâu, nhưng nó đã bị xói mòn nặng nề và bị bao phủ bởi trầm tích".

Misra gợi ý rằng mặt tiền của tượng Nhân sư Balochistan cho thấy những hình ảnh chạm khắc của thứ dường như từng là vị thần Hindu Kartikey với một ngọn giáo. Bên cạnh đó, tác phẩm điêu khắc thứ hai được cho là Ganesha đang đi bộ.

Một nét đặc trưng của quần thể đền thờ Nhân sư Balochistan là một loạt các bậc thang cách đều nhau và có chiều cao đồng đều, điều mà tự nhiên không thể làm được. Nhìn vào tượng Nhân sư Balochistan, nó có vẻ là một tượng Nhân sư bị phong hóa bảo vệ những gì còn sót lại của một ngôi đền Hindu.


Có rất nhiều vấn đề mâu thuẫn xoay quanh tượng Nhân sư Balochistan.

Trên thực tế, có rất nhiều vấn đề mâu thuẫn xoay quanh tượng Nhân sư Balochistan và giả thuyết cho rằng nó do con người tạo ra. Một trong những vấn đề đầu tiên mà Misra đề cập đến trong các bài viết của mình là cho tới nay vẫn chưa có một cuộc khảo sát khảo cổ học nào được thực hiện tại địa điểm này.

Vấn đề thứ hai là Bibhu Dev Misra là người duy nhất viết bài về tượng Nhân sư Balochistan, hơn nữa, Misra là một nhà tư vấn công nghệ thông tin và là một "nhà nghiên cứu độc lập".

Hơn nữa, địa điểm này nằm ở nơi từng là khu vực của nền văn minh Thung lũng Indus (Harappans) và nền văn minh Vệ đà, đã được nghiên cứu rộng rãi. Ngoài ra, chưa từng có một đế chế hoặc vương quốc miền nam Ấn Độ nào từng cai trị Thung lũng Indus.

Kartikeya, Ganesha, Shiva và các vị thần Hindu khác chưa bao giờ được tôn thờ trong nền văn minh Thung lũng Indus. Sau nền văn minh Thung lũng Indus, nền văn minh Vệ Đà cũng không hề tôn thờ các vị thần đó. Do đó việc xuất hiện của một ngôi đền Hindu dường như là không thể.

Nếu tượng Nhân sư Balochistan là một phần của ngôi đền Hindu Nam Á, thì nó chắc chắn sẽ có niên đại thấp nhiều so với những gì chúng ta thấy ở Công viên Quốc gia Hingol ngày nay.

Ngay cả khi xem xét các tác động của xói mòn, cấu trúc này phải gần như có từ thời tiền sử để được con người tạo ra và bị bào mòn thành hình dáng như ngày nay. Bởi vậy có thể nói rằng tượng Nhân sư Balochistan vẫn còn là một bí ẩn và thực sự cần những nghiên cứu khảo cổ cụ thể mới có thể khẳng định rằng nó có phải bức tượng Nhân sư thứ hai hay không.

Cập nhật: 03/02/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video