Theo dấu loài cá voi - Bí ẩn sự kiện cá voi mỏ khoằm mắc cạn (Phần I)

Vào một buổi chiều ngày 25 tháng 9 năm 2002, một nhóm các nhà sinh học biển đang đi nghỉ tại Isla San José, Baja California Sur, Mexico đã bắt gặp hai con cá voi mắc cạn trên bãi biển.

Tiến hành phân tích nhanh cho thấy chúng chỉ vừa mới chết chưa được bao lâu. Các nhà khoa học đã thông tin cho con tàu đi qua đồng thời gửi lời nhắn tới một cộng sự tại phòng thí nghiệm động vật có vú biển gần đó. Người này sau đó đã tới bãi biển để điều tra.

(Ảnh: Ivan Chermayeff)

Chúng đều là cá voi mỏ khoằm, có 20 loài cá voi này được biết đến. Là thành viên tương đối nhỏ so với gia đình cá voi, chúng trông giống cá heo ngoại cỡ. Do sở thích lặn sâu của chúng, chúng trở thành sinh vật bí hiểm nhất, ít được biết đến nhất. Lạ kỳ thay sự kiện những con cá voi mắc cạn tại Isla San José chỉ xảy ra có một ngày sau sự kiện mắc cạn của ít nhất 14 con cá voi mỏ khoằm khác trên các bãi biển đảo Canary tại Lanzarote và Fuerteventura cách đó 5.700 dặm. Những người cứu nạn tại đó đã cuống cuồng đưa những con cá voi xuống nước đồng thời giữ cơ thể chúng luôn mát. Nhưng cuối cùng chúng vẫn chết. Một vài xác cá voi ngay lập tức được đưa đến thành phố Las Palmas de Gran Canaria gần đó để phân tích.

Gần như là không thể chỉ ra nguyên nhân chính xác hiện tượng cá voi mắc cạn. Các giả thuyết luôn luôn đưa ra những nhân tố như là đàn cá voi bị lạc mất con đầu đàn ốm yếu đang chết dần chết mòn nhưng vẫn trung thành đi theo nó, hoặc sự kiện nước đột ngột trở nên nông hơn ở gần đường di trú của cá voi. Tuy nhiên, hai con cá voi mắc cạn vào tháng 9 năm 2003 đều ẩn chứa điều gì đó kích thích sự tò mò. Những người cứu hộ đảo Canary viết lại rằng những con tàu hải quân đã tiến hành diễn tập vào hôm đó không xa bờ lắm. Đây là bối cảnh đồng hành cùng 4 sự kiện cá voi mắc cạn khác tại bãi biển đảo Canary kể từ năm 1985. Trong khi không một hoạt động diễn tập quân đội nào được thực hiện ngoài khu vực bờ biển Isla San José, con tàu mà các nhà khoa học đã truyền thông tin qua radio hóa ra lại là một con thuyền nghiên cứu đang kéo một loạt súng hơi dưới nước dùng trong thí nghiệm địa chấn tại đáy biển của khu vực. Số súng hơi này đã được sử dụng vào buổi sáng hôm trước.

Sự nghi ngờ về một mối liên hệ nhân quả giữa hiện tượng cá voi mắc cạn và các thử nghiệm địa chấn hay việc sử dụng các thiết bị theo dõi xôna công nghệ cao trong các hoạt động đào tạo của quân đội ngày một tăng lên theo thời gian. Một vài sự trùng hợp cũng đã được ghi lại tại các bãi biển Brazil, Bahamas, đảo Galápagos, đảo Virgin Hoa Kỳ, Nhật Bản, cũng như các vùng biển ngoài khơi Italy và Hy Lạp. Biện pháp khám nghiệm xác cá voi đã chết tiết lộ thông tin về những thương tổn trong não bộ và tai của những con cá voi. Tuy nhiên việc điều tra đối với những con cá voi ở đảo Canary lại mang lại những thông tin khác – một chiều hướng đen tối hơn về bí mật mắc cạn của cá voi. Ngoài việc bị chảy máu xung quanh não và tai, các nhà khoa học phát hiện thương tổn trong gan, phổi, thận, đồng thời có xự xuất hiện các bong bóng khí nitơ trong các cơ quan và mô. Đây là những triệu chứng kinh điển của một căn bệnh mà các nhà khoa học vẫn cho rằng cá voi luôn miễn dịch với nó: bệnh khí nén hay bệnh thợ lặn.

                           (Ảnh: Ivan Chermayeff)

Nghe có vẻ như một điều xuất phát từ một bộ phim viễn tưởng tồi tệ: những con cá voi lao như thiêu thân lên bề mặt đại dương để trốn tránh căn phòng tiếng vọng khiến chúng phát điên mà con người đã tạo ra trong môi trường sống nhạy cảm với âm thanh của chúng. Nhưng kể từ khi cá voi bị mắc cạn ở đảo Canary vào năm 2002, biện pháp mổ xác cá voi cũng đã phải tiến hành nhiều hơn cùng với số lượng cá voi mỏ khoằm mắc cạn. Tác hại của xôna hay những âm thanh khác do con người tạo ra đối với hệ sinh thái biển đã được khẳng định rõ ràng.

Câu hỏi về tác động thảm họa của xôna đối với cá voi cuối cùng đã tới được với Tòa án tối cao tháng 11 năm ngoái, buộc Hải quân Hoa Kỳ phải đối mặt với Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Hội đồng bảo vệ cùng với các nhóm vì môi trường khác đã đạt được hai thành công lớn tại tòa án quận và phiên tòa kháng cáo tại California, mang lại các quy định hạn chế nghiêm khắc việc sử dụng các thiết bị xôna của Hải quân trong diễn tập đào tạo. Tuy nhiên, phán quyết của Tóa án tối cao lại dội một gáo nước lạnh lên nỗ lực bảo vệ môi trường, lật ngược lại phần lớn các quy định của tòa án cấp dưới, đổ lỗi cho các nhà khoa học vì không kịp thời báo cáo cho các sỹ quan hải quân về các đánh giá dự đoán cụ thể, kết quả là gây nguy hiểm cho sự an toàn của hải quân đồng thời làm mất đi sự quan tâm của công chúng về sự sẵn sàng của quân đội bằng cách buộc hải quân phải dàn trận với một lực lượng chống tàu ngầm chưa được đào tạo đầy đủ. Trong phán quyết, vị thẩm phán đã giảm thiểu tối đa vấn đề về sự nguy hại đối với sinh vật biển. Ông nói: “Đối với những người thưa kiện, tổn thương có khả năng là nghiêm trọng nhất có thể là tổn hại đến một con số không nắm rõ về những loài động vật biển mà họ quan sát và nghiên cứu”.

(Còn tiếp)

G2V Star (Theo The New York Times)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video