Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ, một thiên thạch cỡ lớn sẽ không đủ sức tận diệt sự sống trên trái đất như những tưởng tượng trước đây.
Trước đây, nhiều chuyên gia từng cho rằng, các hành tinh, thiên thạch nhỏ "dội bom" xuống Trái Đất đã khiến vỏ Trái Đất bị tan chảy và làm sự sống trên hành tinh “bốc hơi”.
Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu ĐH Colorado, Mỹ, đã thực hiện những mô phỏng, tái dựng lại hình ảnh không gian ba chiều, và đưa ra kết luận vỏ Trái Đất và những vi khuẩn sống trên đó có thể sống sót và phát triển trong những điều kiện khắc nghiệt.
Sự sống trên trái đất đã không bị tận diệt bởi các vụ va chạm với thiên thạch. |
Để nghiên cứu quá trình này, Abramov và đồng nghiệp của ông sử dụng dữ liệu từ các mẫu đá mặt trăng, thiên thạch và đất trên bề mặt của những hành tinh “hàng xóm” để mô phỏng các vụ va chạm trong môi trường 3D.
Sau đó, họ nghiên cứu tác động của quá trình này lên nhiệt độ Trái Đất ở khu vực có sự sống. Các kết quả củng cố niềm tin về việc sự sống vẫn an toàn trước các vụ thiên thạch va vào Trái Đất. Ông cho biết thêm, miệng phun thủy nhiệt dưới bề mặt Trái Đất là nơi an toàn nhất cho những loài vi khuẩn ưa nhiệt. Có thể ví nó như “lò ấp sự sống”, Abramov nói.