Thiên thạch khổng lồ oanh tạc mặt trăng

Các nhà thiên văn học Tây Ban Nha đã chứng kiến một thiên thạch có khối lượng khoảng nửa tấn đâm vào mặt trăng, tạo nên chấn động khủng khiếp trên bề mặt chị Hằng.

Vào thời điểm thiên thạch lao xuống, một quầng sáng xuất hiện trên bề mặt mặt trăng, và sự kiện này có thể được quan sát từ Trái đất.


Quầng sáng xuất hiện khi thiên thạch đâm vào mặt trăng - (Ảnh: ĐH Huelva)

“Đây là vụ va chạm lớn nhất và sáng nhất mà chúng ta từng chứng kiến trên mặt trăng”, theo BBC vừa dẫn lời Giáo sư Jose Madiedo của Đại học Huelva ở miền tây nam Tây Ban Nha.

Vụ nổ trên đã lọt vào tầm ngắm của Hệ thống Phân tích và Phát hiện các vụ va chạm trên mặt trăng, viết tắt Midas, tức một tổ hợp các kính viễn vọng ở miền nam nước này.

“Thông thường các vụ va chạm trên mặt trăng diễn ra một cách chớp nhoáng, chưa đến một phần giây. Nhưng sự kiện trên kéo dài hơn 8 giây”, theo Giáo sư Madiedo.

Các chuyên gia cho hay thủ phạm là một thiên thạch nặng khoảng 400kg, di chuyển với tốc độ 61.000km/giờ khi tông vào bề mặt mặt trăng, kích hoạt vụ nổ tương đương với 15 tấn TNT.

Kết quả là hố va chạm bề ngang 40m xuất hiện trên chị Hằng.

Vụ va chạm xảy ra vào ngày 11/9/2003, nhưng vừa được công bố trên nguyệt san Monthly Notices of the Royal Astronomical Society số mới nhất.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video